(Baothanhhoa.vn) - Trong giai đoạn từ 2016 đến 2019, toàn tỉnh đưa được 40.383 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 100,9% kế hoạch. Cùng với số lượng thì chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài từng bước được nâng cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao chất lượng lao động làm việc ở nước ngoài

Trong giai đoạn từ 2016 đến 2019, toàn tỉnh đưa được 40.383 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 100,9% kế hoạch. Cùng với số lượng thì chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài từng bước được nâng cao.

Nâng cao chất lượng lao động làm việc ở nước ngoài

Người lao động huyện Như Xuân đến sàn giao dịch việc làm lưu động để tìm hiểu thông tin về thị trường Nhật Bản.

Những năm gần đây, người lao động có xu hướng chuyển dần từ lao động phổ thông sang lao động có tay nghề, từ thị trường có thu nhập thấp sang thị trường có thu nhập cao, đòi hỏi trình độ và kỹ năng nghề. Số người đi làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan năm sau luôn cao hơn năm trước; số lao động giúp việc gia đình ngày càng giảm, được thể hiện bằng những con số so sánh của năm 2019 với năm 2016 như: Nhật Bản 5.000/813 người, Đài Loan 3.400/1.834 người, Hàn Quốc 1.500/1.020 người, Khu vực Trung Đông 300/3.000 người. Những địa phương có số người đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) cao là: Hoằng Hóa 2.669/2.350 người, Hậu Lộc 2.474/2.000 người, Đông Sơn 2.662/2.490 người, Yên Định 2.562/2.450 người, TP Thanh Hóa 2.389/2.200 người...

Với lao động ở 11 huyện miền núi, nếu như trước đây chủ yếu đi làm việc tại Ma-lai-xi-a và Trung Đông thì đến năm 2019 số người đi làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan tăng mạnh. Cụ thể đi Nhật Bản 717 người, Đài Loan 740 người, Hàn Quốc 435 người, trong đó huyện Mường Lát có 16 người đi Hàn Quốc, 23 người đi Đài Loan, 3 người đi Nhật Bản; huyện Quan Hóa có 36 người đi Hàn Quốc, 9 người đi Đài Loan, 6 người đi Nhật Bản; huyện Quan Sơn có 31 người đi Hàn Quốc, 27 người đi Đài Loan, 12 người đi Nhật Bản; huyện Thường Xuân có 69 người đi Hàn Quốc, 26 người đi Đài Loan và 58 người đi Nhật Bản. Ngoài các thị trường chính như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc... tiếp tục được củng cố và tăng cường thì một số thị trường Đông Âu đang có tín hiệu tích cực về việc tiếp nhận lao động Việt Nam.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Lê Đình Tùng, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết: Thanh Hóa được đánh giá là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về số lao động đang làm việc ở nước ngoài (khoảng 30.000 người). Hằng năm, số ngoại tệ gửi về cho người thân khoảng 150 đến 200 triệu USD, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng quê. Nhiều lao động khi về nước đã mở các trang trại, thành lập doanh nghiệp, tổ sản xuất tạo việc làm cho nhiều người. Tuy nhiên, do chất lượng nguồn lao động thấp, khả năng ngoại ngữ kém, chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết nên việc tiếp cận các thị trường phát triển còn hạn chế, cho dù thị trường lao động ngoài nước rất rộng mở và vẫn tiếp nhận lao động phổ thông, nhưng xu hướng của chủ sử dụng lao động các nước vẫn muốn tiếp nhận lao động đã qua đào tạo, có trình độ tay nghề và chuyên môn. Vì vậy chúng ta không thể chỉ dựa vào lợi thế lao động phổ thông giá rẻ mà phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao thương hiệu lao động xuất khẩu.

Để tạo nguồn nhân lực có trình độ kỹ năng nghề, ngoại ngữ, sức khỏe, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có tác phong công nghiệp đáp ứng thị trường lao động ngoài nước, đặc biệt là các thị trường có thu nhập cao như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Đức và các nước Đông Âu, đưa tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi XKLĐ lên 60% thì việc nâng cao trình độ và kỹ năng cho người lao động được xem là một giải pháp quan trọng. Do đó, vai trò của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là vô cùng quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực đi làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp XKLĐ cần phối hợp với các trường nghề để tư vấn, tuyển dụng và tổ chức dạy nghề, dạy ngoại ngữ, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức cần thiết. Mở rộng ngành nghề đào tạo, chú trọng đào tạo những ngành nghề mà thị trường nước ngoài đang cần như: Hàn, cơ khí, xây dựng, mộc, dệt may, điện dân dụng, điện tử, lắp ráp máy móc, điều dưỡng, hộ lý, khai thác, đánh bắt, nuôi trồng hải sản, chế biến thực phẩm... Cùng với đó là thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích XKLĐ của Trung ương, của tỉnh để đưa được nhiều lao động thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số, hộ chính sách người có công đi làm việc ở nước ngoài. Tỉnh cũng cần có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ cho lao động đi làm việc ở những nước phát triển và có mức thu nhập cao ở một số ngành nghề, lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật mà tỉnh đang đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, thu hút ngoại tệ cho địa phương, góp phần giảm nghèo và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Bài và ảnh: Vân Sơn


Bài Và Ảnh: Vân Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]