(Baothanhhoa.vn) - 10 năm trước đây, miền Tây xứ Thanh được xem là khu vực kém phát triển so với mặt bằng chung của cả tỉnh. Cuộc sống người dân nơi đây vẫn còn trông chờ vào sự trợ giúp của Nhà nước, cái đói, cái nghèo vẫn luôn đeo bám... Thế nhưng, nhờ vào hàng loạt chương trình, dự án xóa đói, giảm nghèo nên cuộc sống người dân đã có nhiều khởi sắc.

Miền Tây chuyển mình, khởi sắc

10 năm trước đây, miền Tây xứ Thanh được xem là khu vực kém phát triển so với mặt bằng chung của cả tỉnh. Cuộc sống người dân nơi đây vẫn còn trông chờ vào sự trợ giúp của Nhà nước, cái đói, cái nghèo vẫn luôn đeo bám... Thế nhưng, nhờ vào hàng loạt chương trình, dự án xóa đói, giảm nghèo nên cuộc sống người dân đã có nhiều khởi sắc.

Miền Tây chuyển mình, khởi sắcMột góc thị trấn Thường Xuân.

Điểm nhấn rõ nét nhất ở miền Tây xứ Thanh có lẽ là cơ sở hạ tầng, công trình dân sinh được đầu tư đồng bộ. Giai đoạn 2015-2020, tổng nguồn vốn huy động đạt trên 8.000 tỷ đồng cho đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Trong đó, nhiều công trình, dự án quy mô lớn, có tác động lan tỏa đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, như: đường nối các huyện miền núi phía Tây của tỉnh; đường giao thông từ bản Na Tao, xã Pù Nhi đi bản Chai, xã Mường Chanh (Mường Lát); đường Hồi Xuân – Tén Tằn (Quốc lộ 15C); các tuyến Quốc lộ 217, 47... Đến nay, 100% xã được dùng điện lưới quốc gia; 100% trung tâm huyện lỵ và các xã miền núi có đường giao thông vào trung tâm; 100% xã có mạng truyền dẫn cáp quang và được phủ sóng thông tin di động... Nhờ đó, đời sống của người nghèo từng bước được cải thiện, an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; từng bước khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường của người dân vươn lên thoát nghèo.

Ở nhiều địa phương khu vực miền núi cũng đã ban hành chương trình, đề án về phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời lồng ghép hiệu quả một số chính sách của Trung ương để kích cầu trong sản xuất nông – lâm nghiệp, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn miền núi. Tính đến năm 2021, các huyện miền núi trong tỉnh đã thành lập được 21 cụm công nghiệp, với tổng diện tích 643,7 ha, đây là điều kiện thuận lợi để thu hút hàng chục doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy may công nghiệp, chế biến gỗ, sắn, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương.

Từ hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, đã tạo thuận lợi cho hoạt động lưu thông, giao thương hàng hóa, thúc đẩy sản xuất, chăn nuôi phát triển, góp phần thu hút các dự án đầu tư. Giai đoạn 2016-2020, tại 11 huyện miền núi đã xây dựng được 206 mô hình, gồm 86 mô hình cây trồng, 82 mô hình vật nuôi, 16 mô hình phát triển dược liệu và 22 mô hình sản phẩm lợi thế... Người dân đã duy trì nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó có hơn 80% trang trại, gia trại vườn rừng, đó là mô hình trồng cây nông nghiệp kết hợp cây lâm nghiệp ở huyện Như Thanh; mô hình trồng trọt dành một phần đất cho chăn nuôi; mô hình cây ăn quả kết hợp cây công nghiệp dài ngày ở huyện Như Xuân; trồng rừng quy mô nhỏ kết hợp sản xuất lương thực, cây ăn quả và cây thực phẩm ở các huyện Thạch Thành, Cẩm Thủy. Đến nay, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt hằng năm luôn ổn định từ 130.000 ha - 140.000 ha, sản lượng lương thực có hạt đạt 360.000 - 370.000 tấn. Đã hình thành một số vùng cây nguyên liệu tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến, như: vùng mía trên 21.000 ha, 13.000 ha sắn, 22.000 ha ngô, 56.000 ha lúa... góp phần quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm ổn định, nâng cao đời sống vật chất cho người dân ở các huyện miền núi.

Xác định thực hiện chính sách giao đất giao rừng là giải pháp hiệu quả để bảo vệ và phát triển rừng bền vững, giai đoạn 2006–2020, tỉnh ta đã bàn giao khoảng 35.000 ha rừng và đất lâm nghiệp cho trên 6.000 hộ gia đình dân tộc thiểu số, các hộ dân sống ở khu vực miền núi. Từ chính sách khoán rừng đã góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên rừng, hạn chế vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; tỷ lệ che phủ rừng luôn đạt trên 54,03%...

Công tác giảm nghèo đã đạt những kết quả tích cực, tốc độ giảm nghèo luôn cao hơn bình quân chung toàn tỉnh, nếu như giai đoạn 2013-2015 tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 5,5% (giảm 11.388 hộ) thì giai đoạn 2016-2021 giảm bình quân 4,02%/năm (giảm gần 45.000 hộ); có 1/7 huyện thoát khỏi diện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ (huyện Như Xuân) có trên 70 xã thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn; tính đến 31-12-2021 có 809 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 33,1 triệu đồng/năm...

Vùng cao xứ Thanh vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng thông qua các chương trình, dự án đầu tư của Đảng, Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng, chính quyền, nhất là sự nỗ lực vươn lên của mỗi người dân, tin tưởng rằng đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số sẽ ngày càng đổi thay, khởi sắc.

Bài và ảnh: Gia Bảo



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]