(Baothanhhoa.vn) - Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Hội LHPN xã Thành Thọ (Thạch Thành) đã tổ chức chương trình “Đổi rác thải nhựa lấy quà”. Đông đảo hội viên phụ nữ và người dân trên địa bàn xã đã thu gom rác thải có thể tái chế như: vỏ chai, đồ nhựa, lon bia, sắt vụn, giấy, bao bì... đã qua sử dụng mang đến đổi lấy quà. Cứ 5 kg phế liệu, hội viên được nhận 1 phần quà là chai nước rửa bát hoặc chai dầu ăn, gói mì chính, bình đựng nước, ca đựng nước thủy tinh, bộ bát ăn cơm, cặp lồng inox...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lan tỏa mô hình nói không với rác thải nhựa, túi nilon

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Hội LHPN xã Thành Thọ (Thạch Thành) đã tổ chức chương trình “Đổi rác thải nhựa lấy quà”. Đông đảo hội viên phụ nữ và người dân trên địa bàn xã đã thu gom rác thải có thể tái chế như: vỏ chai, đồ nhựa, lon bia, sắt vụn, giấy, bao bì... đã qua sử dụng mang đến đổi lấy quà. Cứ 5 kg phế liệu, hội viên được nhận 1 phần quà là chai nước rửa bát hoặc chai dầu ăn, gói mì chính, bình đựng nước, ca đựng nước thủy tinh, bộ bát ăn cơm, cặp lồng inox...

Lan tỏa mô hình nói không với rác thải nhựa, túi nilon

Nhiều phụ nữ phường Lam Sơn sử dụng làn nhựa khi đi chợ, góp phần hạn chế rác thải nhựa, túi nilon.

Chương trình đã thu hút trên 1.000 hội viên phụ nữ và Nhân dân tham gia, thu được trên 5.000 kg rác thải tái chế, trị giá 14 triệu đồng. Số tiền này được Hội LHPN xã Thành Thọ ủng hộ phụ nữ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã. Đến nay, việc thu gom rác phế liệu vẫn được hội viên duy trì thực hiện tại gia đình, nhằm hạn chế việc vứt rác bừa bãi ra môi trường.

Sử dụng làn nhựa khi đi chợ đã trở thành thói quen của đa số phụ nữ phường Lam Sơn (thị xã Bỉm Sơn). Không chỉ dùng làn nhựa, nhiều chị em còn có sáng kiến mang theo các hộp nhựa sử dụng được nhiều lần để đựng các loại thực phẩm khác nhau. Việc phát làn nhựa cho chị em đi chợ ở một số chi hội điểm mô hình “Nói không với rác thải nhựa và túi nilon” của Hội LHPN thị xã Bỉm Sơn đã bước đầu hạn chế sử dụng túi nilon trên địa bàn. Mặt khác, việc mỗi hội viên xách làn nhựa đi chợ là hành động nhằm làm thay đổi thói quen giảm sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa trong cuộc sống hàng ngày, góp phần lan tỏa đến cộng đồng và xã hội trong việc hạn chế rác thải nhựa ra môi trường.

Trong đời sống sinh hoạt, các sản phẩm từ nhựa, túi nilon ra đời đã mang lại nhiều tiện ích, tuy nhiên với tốc độ rác thải nhựa, túi nilon như hiện nay thì “ô nhiễm trắng” đã, đang và sẽ gây nhiều hệ lụy về môi trường. Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, kể từ thập niên 50 của thế kỷ trước, hơn 8,3 tỷ tấn sản phẩm nhựa đã được sản xuất kéo theo khoảng 6,3 tỷ tấn rác thải nhựa, trong đó có khoảng 79% chôn lấp hoặc vứt ra môi trường. Do có đặc tính bền, khó phân hủy nên các loại rác thải có nguồn gốc từ nhựa đã và đang gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Trước thực trạng trên, Hội LHPN tỉnh đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, triển khai thực hiện phong trào “Nói không với rác thải nhựa và túi nilon” đến các cơ sở hội và phát động các cơ quan chuyên trách hội các cấp không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần (ống hút, chai nước suối, hộp cơm, bát, đĩa, cốc, thìa, dĩa...) trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị. Đến nay việc sử dụng cốc thủy tinh, cốc sứ hoặc bình/chai thủy tinh đựng nước uống được sử dụng khi hội họp, tiếp khách đã trở thành thói quen, được các cấp hội thực hiện nghiêm túc; tổ chức 6 “Phiên chợ truyền thông nói không với thực phẩm bẩn” và lồng ghép tuyên truyền người dân và tiểu thương hạn chế sử dụng túi nilon, vận động người dân dùng làn, hộp nhựa đựng thức ăn khi đi chợ; hàng năm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh tổ chức các sự kiện truyền thông hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về nước sạch - vệ sinh môi trường và Ngày Môi trường thế giới; chủ động phối hợp với các ban, ngành có liên quan tổ chức hội nghị tập huấn phân loại, xử lý rác thải đầu nguồn...

Bám sát sự chỉ đạo và được hỗ trợ của Hội LHPN tỉnh, các cấp hội đã xây dựng và duy trì thực hiện có hiệu quả nhiều mô hình, như: HTX dịch vụ thu gom rác thải do phụ nữ làm chủ (huyện Quảng Xương, TP Sầm Sơn...); “Tận dụng đồ nhựa trồng hoa, cây cảnh mi ni” của tổ hợp tác dịch vụ vệ sinh môi trường do phụ nữ làm chủ tại xã Quang Lộc (Hậu Lộc); “Phụ nữ hạn chế sử dụng túi nilon khi đi chợ” xã Hà Ninh (Hà Trung); “Thu gom, phân loại rác thải tại gia đình” (TP Thanh Hóa); “Thu gom phế liệu xây dựng quỹ hội ủng hộ phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn” (thị xã Nghi Sơn); duy trì, nhân rộng các mô hình tái chế rác thải nhựa làm thiết bị giáo dục, đồ chơi cho học sinh từ lốp xe cũ (Mường Lát ); làm đèn trang trí từ hộp sữa chua, hộp chè (Cẩm Thủy)...

Giảm thiểu chất thải nhựa, hạn chế sử dụng túi nilon trong các cấp hội phụ nữ từ tỉnh đến cơ sở bước đầu đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên để thay đổi nhận thức, hình thành thói quen cho cán bộ, hội viên và người dân về thay thế sản phẩm nhựa dùng một lần, hạn chế việc phát sinh chất thải nhựa, túi nilon là một quá trình cần phải làm thường xuyên, liên tục và đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ riêng các cấp hội mà của cả hệ thống chính trị và cộng đồng.

Bài và ảnh: Minh Trang


Bài và ảnh: Minh Trang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]