(Baothanhhoa.vn) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Lương y phải như từ mẫu”. Trong xã hội, nghề nào cũng cần nêu cao đạo đức nghề nghiệp nhưng riêng với nghề y, đạo đức đóng vai trò quan trọng hàng đầu, bởi đây là nghề chữa bệnh cứu người. Bác căn dặn: “Cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em, ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”.

Kỷ niệm 67 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam: Gửi lời tri ân sâu sắc

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Lương y phải như từ mẫu”. Trong xã hội, nghề nào cũng cần nêu cao đạo đức nghề nghiệp nhưng riêng với nghề y, đạo đức đóng vai trò quan trọng hàng đầu, bởi đây là nghề chữa bệnh cứu người. Bác căn dặn: “Cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em, ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”.

Kỷ niệm 67 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam: Gửi lời tri ân sâu sắc

Y, bác sĩ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh can thiệp đặt stent graft cho bệnh nhân.

Thấm nhuần lời dạy của Bác, hơn 3 năm qua, kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, cùng với Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân, đội ngũ y, bác sĩ tỉnh Thanh Hóa đã kiên cường chiến đấu với dịch bệnh COVID-19. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh với quan điểm xuyên suốt là chăm lo sức khỏe, tính mạng cho người dân là trên hết, trước hết. Đó là kim chỉ nam để cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, nhà hảo tâm cùng chung tay vào cuộc, thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch (PCD).

Tất cả cùng đồng lòng thực hiện tốt lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh, vừa PCD, vừa khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội. Trong hành trình gian nan ấy, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh đã phát huy được sức mạnh đoàn kết, sự sẻ chia của tình yêu thương và nhân ái... Thành tựu đạt được của tỉnh có sự đóng góp của ngành y tế tỉnh nhà. Đó là những nghĩa cử cao đẹp, những hy sinh mất mát, về những trái tim nhiệt huyết, đầy lòng nhân ái của đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế, thầy thuốc trong tỉnh. Họ là những con người thầm lặng, gác lại hạnh phúc riêng tư, gác lại cuộc sống yên bình để đi vào tâm dịch. Những việc làm nhân văn, sâu sắc ấy càng tiếp thêm sức mạnh, nhân lên nghị lực để đội ngũ y, bác sĩ trong tỉnh thực hiện tốt hơn nữa lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Lương y phải như từ mẫu”.

Có thể khẳng định, hơn 14.000 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc trong ngành y tế của tỉnh Thanh Hóa là những bông hoa đẹp giữa đời thường, họ là những tấm gương về đức hy sinh, về trách nhiệm với đồng bào, nhân lên niềm tin để vượt qua những ngày khó khăn của đại dịch, bồi đắp thêm truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Chúng ta có quyền tự hào về đội ngũ y tế của tỉnh, trong gian khó lại càng hun đắp thêm về bản lĩnh, ý chí, về lòng quả cảm, cả về kiến thức chuyên môn, nhất là tình đồng bào, nghĩa đồng chí lớn lao được thể hiện qua công việc chăm sóc người bệnh. Bởi, mỗi người thầy thuốc đều đã thấm nhuần lời thề y đức - đã chọn nghề y, phải biết hy sinh những riêng tư của mình để chu toàn với công việc.

Đó là những chiến sĩ “áo trắng” xung kích trên tuyến đầu, hay sẵn sàng vào “tâm dịch” ở các tỉnh, thành phố phía Nam để hỗ trợ chống dịch COVID-19, điển hình như bác sĩ chuyên ngành hồi sức tích cực Nguyễn Văn Dũng, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực I, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị COVID-19 số 1 tỉnh; điều dưỡng Nguyễn Thị Xuân Quý, Khoa Bệnh Nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa); bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Viết Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Thanh Hóa...

Dấu ấn của ngành y tế tỉnh Thanh Hóa cũng tiếp tục được khẳng định trong năm 2021 khi đã và vượt 100% chỉ tiêu về kinh tế - xã hội tỉnh giao. Dịch bệnh COVID-19 cơ bản được kiểm soát. Đã điều động 268 cán bộ, nhân viên y tế thuộc các cơ sở y tế công lập và tư nhân trên địa bàn tỉnh tham gia công tác PCD COVID-19 ở các tỉnh, thành phố phía Nam...

Bên cạnh công tác PCD COVID-19, ngành y tế Thanh Hóa còn tập trung phòng, chống các dịch bệnh khác, không để tình trạng “dịch chồng dịch”. Số ca mắc, tử vong của hầu hết các dịch bệnh truyền nhiễm phổ biến, HIV/AIDS, ngộ độc thực phẩm giảm so với cùng kỳ. Công tác quản lý môi trường y tế, truyền thông, y tế cơ sở được tăng cường để người dân nâng cao ý thức tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bản thân và cộng đồng, giảm nguy cơ phải nhập viện, đặc biệt là người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính. Trong năm 2021, đã thực hiện công tác khám, chữa bệnh cho 3,5 triệu lượt bệnh nhân BHYT tại các cơ sở y tế trong tỉnh... Thực hiện nhiệm vụ kép, bảo đảm an toàn cho bệnh viện, PCD trong giai đoạn bình thường mới. Tăng cường năng lực ngay tại cơ sở, thiết lập hệ thống hồi sức, chăm sóc, điều trị giảm tử vong, hình thành trạm y tế lưu động để người dân được tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng thuận lợi, kịp thời...

Với những đóng góp tích cực của ngành y tế tỉnh nhà, tại Lễ trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú cho các bác sĩ, dược sĩ lần thứ XIII và sơ kết công tác PCD COVID-19, đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã biểu dương và ghi nhận. Đồng chí khẳng định: Các thầy thuốc là những tấm gương sáng về sự nỗ lực phấn đấu rèn luyện vươn lên, hoàn thiện về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp để giúp Nhân dân gìn giữ, nâng cao sức khỏe, vượt qua bệnh tật. Các thầy thuốc đã để lại những tình cảm ấm áp, những suy ngẫm tốt đẹp về tình người, về đạo lý nhân sinh, để mọi nơi, mọi lúc khi nghe thấy danh bác sĩ, dược sĩ, y sĩ; thấy bóng áo bờ - lu trắng là thấy hiện thân của tri thức, của danh dự, của nhân cách như lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Phải lao mình vào chỗ bẩn để làm cho sạch, phải dấn thân vào chỗ đau khổ để làm giảm bớt đau khổ. Lương y phải như từ mẫu”.

Xuân Minh


Xuân Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]