(Baothanhhoa.vn) - Những đồ vật đã qua sử dụng như: lốp xe máy, xe ôtô hay các vật liệu sắt, tưởng chừng “bỏ đi”, song, qua đôi bàn tay khéo léo của các bạn trẻ, chúng đã được tái chế thành những món đồ chơi độc đáo. Việc sáng tạo những đồ vật cũ trở thành hữu ích, bắt mắt, hấp dẫn đã tạo nên sân chơi bổ ích, lành mạnh cho trẻ tại các khu dân cư.

Khu vui chơi từ những đồ vật tái chế

Những đồ vật đã qua sử dụng như: lốp xe máy, xe ôtô hay các vật liệu sắt, tưởng chừng “bỏ đi”, song, qua đôi bàn tay khéo léo của các bạn trẻ, chúng đã được tái chế thành những món đồ chơi độc đáo. Việc sáng tạo những đồ vật cũ trở thành hữu ích, bắt mắt, hấp dẫn đã tạo nên sân chơi bổ ích, lành mạnh cho trẻ tại các khu dân cư.

Khu vui chơi từ những đồ vật tái chế

Trẻ em tham gia vui chơi tại nhà văn hóa thôn Đoàn Kết, xã Đông Thanh (Đông Sơn).

Gần 1 năm nay, nhà văn hóa thôn Đoàn Kết, xã Đông Thanh (Đông Sơn) trở nên nhộn nhịp hơn. Cứ vào cuối chiều, trẻ em trong thôn kéo đến nô đùa, cùng nhau chơi cầu trượt, xích đu, xe thăng bằng. Em Trần Nam Phong 10 tuổi, chia sẻ: Chiều nào em cũng ra sân chơi để vui đùa cùng các bạn. Em thích nhất chiếc xích đu bằng lốp xe, vì có thể ngồi lên đó mà thỏa sức xoay vòng. Còn đối với em Lê Ngọc Ánh, 12 tuổi lại rất bất ngờ khi thấy những đồ vật cũ mà mọi người thường bỏ đi lại trở thành đồ chơi cho trẻ em. Điều này đã dạy cho các em tính sáng tạo, tiết kiệm.

Khu vui chơi cho trẻ em tại nhà văn hóa thôn Đoàn Kết được các đoàn viên, thanh niên Đoàn xã Đông Thanh cùng nhau thực hiện. Khu vui chơi được hình thành ngay trong khuôn viên nhà văn hóa, rộng rãi, an toàn với nhiều đồ chơi như: cầu trượt, xích đu, thang leo vận động, bập bênh... Những đồ chơi này được tận dụng một phần từ những vật liệu là lốp xe ô tô, gỗ, ván cũ, những vật liệu sắt đã qua sử dụng được sơn màu, trang trí, tạo hình bắt mắt. Bí thư Đoàn Thanh niên xã Đông Thanh, Lê Hoàn Sinh cho biết: Hiện trên địa bàn xã đã có 2 công trình khu vui chơi cho trẻ em bằng vật liệu tái chế do đoàn thanh niên xã lắp đặt tại nhà văn hóa thôn. Các công trình sân chơi cho trẻ em làm bằng vật liệu tái chế có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự chăm lo của tổ chức đoàn đối với thiếu nhi trên địa bàn, giúp các em có địa điểm vui chơi lành mạnh, rèn luyện sức khỏe. Đồng thời, giúp đoàn xã triển khai phong trào chống rác thải nhựa, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của thanh, thiếu nhi và người dân trong tái chế các vật liệu cũ để làm việc có ích, thiết thực bảo vệ môi trường.

Tại Đông Sơn, phong trào xây dựng khu vui chơi cho trẻ em được phát động và triển khai rộng rãi tại các cơ sở đoàn. Đến nay, toàn huyện đã xây dựng được 62 khu vui chơi tại 62 thôn, khu phố trên địa bàn huyện. Các khu vui chơi, hầu hết đều dùng lốp xe, sắt thép cũ để tái chế thành đồ chơi cho trẻ. Chị Phạm Thị Duyên, Phó Bí thư Huyện đoàn Đông Sơn cho biết: Việc xây dựng khu vui chơi cho trẻ em từ vật dụng tái chế đã trở thành một phong trào tích cực tại địa phương. Nó không chỉ góp phần giảm thiểu rác thải ra môi trường, mà còn giúp các xã, thị trấn thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em, nhất là vào dịp hè.

Còn tại huyện Quảng Xương, trong những năm qua, Huyện đoàn cũng đã huy động xã hội hóa và đóng góp ngày công của đoàn viên, thanh niên xây dựng các khu vui chơi cho trẻ em. Từ năm 2017 đến nay, Huyện đoàn đã xây dựng được 90 khu vui chơi cho thanh, thiếu nhi tại các khu dân cư. Các khu vui chơi đều thu hút đông đảo các em thanh, thiếu nhi tham gia. Như tại thôn Kỳ Khôi, xã Quảng Khê, công trình được đưa vào sử dụng ngay từ những ngày hè năm 2022. Với các trò chơi xích đu, bập bênh, xe thăng bằng được làm từ các lốp xe, sơn màu nổi bật, thu hút các em nhỏ trên địa bàn tham gia vui chơi. Chị Lê Hồng Anh, Bí thư Huyện đoàn Quảng Xương chia sẻ: Các công trình này không chỉ tạo sân chơi cho thanh, thiếu nhi mà còn góp phần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức của mọi người dân trong tiết kiệm, linh hoạt sử dụng, tái chế các vật liệu cũ để làm việc có ích, thiết thực bảo vệ môi trường, nhất là tại địa bàn các thôn, xã phát triển mạnh về du lịch, dịch vụ.

Các khu vui chơi cho trẻ em làm bằng vật liệu tái chế đã xuất hiện ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Bằng các nguồn lực của địa phương, xã hội hóa và sự đóng góp của đoàn viên, thanh niên, trong 5 năm qua, các cấp bộ đoàn trong toàn tỉnh xây dựng và đưa vào sử dụng được gần 600 khu vui chơi cho trẻ. Mỗi sân chơi trị giá khoảng 15 triệu đồng; riêng những khu vui chơi có được sự tham gia ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thì khoảng 20 - 30 triệu đồng. Ngoài làm đồ chơi, một số địa phương còn làm bồn hoa, vẽ tranh tường quanh các khu vui chơi nhằm thu hút thiếu nhi đến vui chơi sau những giờ học tập.

Việc hình thành các khu vui chơi làm từ vật liệu tái chế không chỉ mang đến sự thú vị cho các bạn nhỏ, mà còn tạo không gian vui chơi bổ ích, hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực khi tiếp xúc quá nhiều với thiết bị điện tử, những chương trình giải trí không lành mạnh trên mạng xã hội. Đồng thời, giáo dục thanh, thiếu nhi về lối sống xanh, góp phần bảo vệ môi trường và tạo ra những giá trị tích cực cho cộng đồng, xã hội. Thời gian tới, mô hình khu vui chơi này cần được các địa phương và các tổ chức hội, đoàn thể quan tâm triển khai và nhân rộng góp phần tạo môi trường an toàn, lành mạnh phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

Bài và ảnh: Thùy Linh


Bài và ảnh: Thùy Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]