(Baothanhhoa.vn) - Giá một số mặt hàng dược phẩm, vật tư y tế hỗ trợ xét nghiệm, phòng và điều trị SARS-CoV-2 tăng phi mã trong những ngày qua đã tạo ra nhiều hệ lụy cho đời sống xã hội cũng như công tác quản lý thị trường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Không vì lo quá mà tiếp tay cho vi phạm, gây thiệt hại cho chính mình

Giá một số mặt hàng dược phẩm, vật tư y tế hỗ trợ xét nghiệm, phòng và điều trị SARS-CoV-2 tăng phi mã trong những ngày qua đã tạo ra nhiều hệ lụy cho đời sống xã hội cũng như công tác quản lý thị trường.

Không vì lo quá mà tiếp tay cho vi phạm, gây thiệt hại cho chính mình

Đơn cử, theo Thông tư số 02/2022/TT-BYT của Bộ Y tế, từ ngày 21-2-2022 giá một bộ kit test nhanh COVID-19 chỉ là 78.000 đồng, nhưng trên thị trường có khi cùng một loại mà chênh nhau tới vài chục nghìn đồng.

Lợi dụng tâm lý muốn mua kít xét nghiệm và các loại thuốc, dược liệu, thực phẩm chức năng của người dân tăng cao, nhiều kẻ cơ hội đã trà trộn những mặt hàng không đảm bảo chất lượng, quy cách, rồi tăng giá vô tội vạ. Sốt là từ khóa được người tiêu dùng nhắc đến nhiều nhất hiện nay. Nào là khan hiếm, “sốt” thuốc điều trị, “sốt” kit test nhanh, “sốt” nguyên liệu xông hơi... và hệ quả là “sốt” giá, “sốt” ý thức, “sốt” hành vi. Tình trạng “sốt”, khan hiếm này đã khiến cho nhiều người dù có tiền nhưng không thể tiếp cận được, nhiều người thì mất khả năng mua. Họ đã bị dẫn dắt, lôi kéo mua và sử dụng các sản phẩm rao bán trên mạng xã hội không đáng tin cậy với độ rủi ro cao. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, chắc chắn sẽ có nhiều người “phát sốt” vì vượt quá giới hạn túi tiền và sức chịu đựng. Người sử dụng thường bị tác động bởi tâm lý đám đông, mua để tích trữ. Nhiều người thì găm hàng chờ tăng giá để kiếm chác. Những thứ lợi ích cá nhân ấy đã đẩy thị trường vào tình trạng khan hiếm giả tạo và bất bình đẳng với khách hàng.

Một trong những yêu cầu đặt ra trong công tác phòng, chống dịch bệnh đó là đảm bảo sự chia sẻ cộng đồng để góp phần tạo ra miễn dịch cộng đồng. Nhưng sẽ rất khó để thực hiện điều đó nếu tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận thuốc, vật tư y tế phòng, chống dịch COVID-19 tiếp tục kéo dài, giá cả không được điều tiết, sớm bình ổn.

Liên quan đến dịch bệnh COVID-19, từng có bài học đắt giá khi nhiều người đổ xô mua, tích trữ lương thực, thực phẩm và cuối cùng không dùng hết đã phải bỏ đi. Người dân chạy theo tâm lý đám đông mà không nghĩ rằng việc làm của mình đã tác động tiêu cực đến trật tự xã hội, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 nói chung cũng như túi tiền của riêng mình.

Để “hạ sốt” thị trường thuốc, vật tư y tế phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đặc biệt, phải nâng cao được nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật. Người dân không vì lo lắng quá mức mà vô tình tiếp tay cho những kẻ bất lương làm lũng loạn thị trường cũng như gây ra thiệt hại cho chính họ.

Tuệ Minh


Tuệ Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]