(Baothanhhoa.vn) - Để tạo “cú hích”, khơi dậy tinh thần hiếu học trong cộng đồng dân cư, những năm gần đây, huyện Bá Thước đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khơi dậy tinh thần hiếu học và công tác khuyến tài ở huyện Bá Thước

Để tạo “cú hích”, khơi dậy tinh thần hiếu học trong cộng đồng dân cư, những năm gần đây, huyện Bá Thước đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài...

Giờ học tiếng Anh của lớp 9B Trường THCS Lương Nội (Bá Thước) – trường đạt chuẩn quốc gia.

Hạt nhân của công tác khuyến học, khuyến tài của huyện Bá Thước trong khoảng 4 năm trở lại đây chính là sự hoạt động của hội khuyến học huyện. Từ sự định hướng của huyện hội, hội khuyến học các cấp, các đơn vị trong huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền các văn bản khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên hầu khắp các địa bàn dân cư. Phong trào xây dựng xã hội học tập trong “Gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị” theo Quyết định 1582/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh được phổ biến và triển khai sâu rộng tới cán bộ, đảng viên và hội viên khuyến học trong toàn huyện. Hội khuyến học huyện cũng phối hợp với phòng giáo dục và đào tạo, Ủy ban MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện xây dựng và thống nhất chương trình phối hợp, trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh, huyện và Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, các mô hình học tập, các gương người tốt, việc tốt về công tác khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập đến cán bộ, hội viên, đoàn viên, công nhân viên chức và nhân dân trong huyện. Nhiều nội dung triển khai, các gương điển hình thường xuyên được tuyên truyền qua hệ thống đài phát thanh - truyền hình huyện, đài truyền thanh các xã, thị trấn, từ đó nâng cao tinh thần học tập, tự rèn luyện của con em trong huyện.

Từ chỗ khá ít các tổ chức khuyến học, Hội Khuyến học Bá Thước xác định cần phải xây dựng được các cơ sở ngay tại các cộng đồng dân cư, các cơ quan nên đã có nhiều cố gắng trong việc phát triển tổ chức hội và hội viên. Đến nay, toàn huyện đã có 49 hội cơ sở, trong đó có 23 hội khuyến học xã, thị trấn; 20 hội khuyến học các cơ quan, 5 hội khuyến học các nhà trường trực thuộc huyện và hội khuyến học của đồng hương Bá Thước sống tại TP Thanh Hóa cũng thường xuyên có sự hỗ trợ, quan tâm về quê nhà. 49 hội cơ sở này có trách nhiệm chỉ đạo, định hướng chương trình hoạt động cho 459 chi hội khuyến học trực thuộc cơ sở ở các trường học, địa bàn dân cư, dòng họ... Khi đã gây dựng được hệ thống tổ chức hội sâu rộng, công tác khuyến học, khuyến tài ở Bá Thước không ngừng phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động. Các hội khuyến học cơ sở, nhất là chi hội khuyến học ở cộng đồng dân cư tiếp tục duy trì các hoạt động quản lý tự học và giáo dục học sinh ở cộng đồng dân cư ngày càng có hiệu quả hơn. Đã có 152 thôn, bản, khu phố có tiếng kẻng, tiếng trống khuyến học hoặc nhắc nhở con cháu học tập theo hiệu lệnh trên đài truyền thanh; 105 chi hội xây dựng được tủ sách khuyến học...

Điều đáng nói, công tác gây dựng quỹ khuyến học ở Bá Thước có bước đột phá đáng ghi nhận, mà theo nhiều người trong cuộc thì có thể gọi là “kỳ tích”. Từ chỗ công tác khuyến học, khuyến tài chưa phát triển, với nguồn quỹ gần như bằng “không”, đến nay quỹ khuyến học toàn huyện đã đạt 4 tỷ 054 triệu đồng, đó là chưa kể quỹ khuyến học gia đình. Ông Lê Huy Hoàng, Hội trưởng Hội Khuyến học Bá Thước, cho biết: Xác định mọi hoạt động muốn hiệu quả không thể hô hào suông, mà phải có kinh phí hoạt động. Chúng tôi đã tranh thủ mọi cơ hội, kêu gọi hỗ trợ và sự đồng thuận của cả cộng đồng, con em xa quê, các doanh nghiệp... Là huyện nghèo còn nhiều khó khăn, song nguồn quỹ khuyến học của Bá Thước đã được Hội Khuyến học tỉnh ghi nhận là lớn nhất trong khối 11 huyện miền núi tại Thanh Hóa.

Khuyến học, khuyến tài phát triển, chất lượng giáo dục tại huyện theo đó cũng dần được nâng lên. Trong giáo dục mũi nhọn, số học sinh đậu đại học trong 3 năm gần đây năm sau đều cao hơn năm trước, trung bình từ hơn 100 đến 150 em mỗi năm. Riêng năm 2017, học sinh thi đậu đại học có tổng số điểm đậu cao từ 21 điểm trở lên (không tính điểm ưu tiên) là 43 em. Những con số tưởng chừng như còn khiêm tốn này, thực chất là bước đột phá khó tin tại huyện Bá Thước, bởi trước đây tỷ lệ học sinh đậu đại học rất ít.

Tiếng kẻng, tiếng trống khuyến học hằng ngày vẫn vang lên vào buổi tối tại hơn 200 điểm dân cư nơi đây. Ngày mùng 6 tháng giêng âm lịch hằng năm, được huyện Bá Thước lấy làm ngày “Tết Khuyến học” để tôn vinh, trao phần thưởng tới những điển hình học tập trong huyện. Đó chính là động lực, là niềm tin để các thế hệ học sinh cũng như những người làm công tác khuyến học ở đây tiếp tục nỗ lực, phấn đấu, chinh phục đỉnh cao tri thức.


Bài và ảnh: Tiến Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]