(Baothanhhoa.vn) - Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về giảm nghèo và đã có những tác động tích cực đến đời sống, kinh tế của các hộ nghèo, giúp họ tiếp cận thuận tiện hơn với các chính sách trợ giúp của Nhà nước. Tuy nhiên, công tác giảm nghèo vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện, đặc biệt là các huyện miền núi còn cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khó khăn trong công tác giảm nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao

Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về giảm nghèo và đã có những tác động tích cực đến đời sống, kinh tế của các hộ nghèo, giúp họ tiếp cận thuận tiện hơn với các chính sách trợ giúp của Nhà nước. Tuy nhiên, công tác giảm nghèo vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện, đặc biệt là các huyện miền núi còn cao.

Nhờ chăn nuôi dê sinh sản mà hộ anh Nguyễn Văn Minh, xã Vĩnh Hùng (Vĩnh Lộc) đã vươn lên thoát nghèo.

Theo kết quả rà soát của Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh cuối năm 2016, toàn tỉnh có 100 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 30% với tổng số 36.123 hộ nghèo, chiếm 34,12% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh. Từ năm 2016 đến nay đã giảm được 12.074 hộ nghèo. Thực hiện chỉ đạo của Trung ương và Tỉnh ủy, những năm qua, các cấp ủy, chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành và đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh đã xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm nên tích cực vận động các tầng lớp nhân dân tham gia với quyết tâm vươn lên thoát nghèo, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững. Cụ thể, về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (giai đoạn 2016-2017), Chương trình 30a hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho 7 huyện nghèo với tổng số vốn phân bổ trên 323 tỷ đồng; Chương trình 135 trên 150 tỷ. Đến nay các địa phương khởi công được 217/270 công trình, trong đó có 28 công trình đã hoàn thành, 189 công trình tiến độ đạt 50 đến 80%, 53 công trình khởi công mới. Về phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình giảm nghèo, năm 2017 đã phân bổ 18,563 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển sản xuất và 1,4 tỷ đồng xây dựng các mô hình phát triển sản xuất do trạm khuyến nông thực hiện tại 7 huyện nghèo để hỗ trợ mua con giống, phân bón, vật tư, công cụ sản xuất... Các mô hình hiện đang phát huy hiệu quả, như: Chăn nuôi bò tại xã Bình Lương (Như Xuân); chăn nuôi bò sinh sản, xã Thành Sơn (Bá Thước); trồng cây ăn quả, xã Xuân Thủy (Quan Sơn); chăn nuôi lợn đen lai lòi, xã Thiên Phủ (Quan Hóa)... Về hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 135, năm 2017 đã phân bổ 38,6 tỷ để các địa phương thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cho 100 xã và 165 thôn đặc biệt khó khăn (bình quân gần 300 triệu đồng/xã và 50 triệu đồng/thôn)... Hiệu quả của các chính sách đã góp phần không nhỏ vào kết quả giảm nghèo chung của toàn tỉnh. Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều tại các huyện, xã có tỷ lệ hộ nghèo cao đã thu được những kết quả quan trọng, đạt và vượt so với mục tiêu đề ra; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2,54%/năm; thu nhập hộ nghèo tăng 1,74 lần; cơ sở hạ tầng thiết yếu không ngừng được đầu tư; chỉ số thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản đều giảm, đời sống hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số không ngừng được cải thiện cả về sinh kế và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội.

Cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể chính trị cấp huyện, xã đã tích cực đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền nhằm giúp cộng đồng tiếp cận, nắm bắt chủ trương, chính sách, dự án hỗ trợ giảm nghèo. Việc rà soát, lựa chọn đối tượng thụ hưởng chính sách cơ bản được thực hiện công bằng, công khai, dân chủ, đúng đối tượng, được thực hiện từ cơ sở; các hoạt động phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo cơ bản đáp ứng, phù hợp với nhu cầu, điều kiện lợi thế của vùng, trình độ sản xuất của hộ nghèo. Nhiều huyện có những cách làm hay, sáng tạo, phù hợp như vận động cộng đồng, anh em, họ hàng chung tay giúp đỡ người thân trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn; động viên, hướng dẫn cách làm ăn, chi tiêu hợp lý, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, muốn vào hộ nghèo để nhận sự hỗ trợ của Nhà nước. Nhiều hộ nghèo đã có ý thức, ý chí tự vươn lên thoát nghèo khi nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước, được tập huấn hướng dẫn cách thức phát triển sản xuất của các đơn vị chuyên môn; nhiều địa phương đã thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu về giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng thu nhập cho hộ nghèo và nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo.

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng công tác giảm nghèo còn nhiều khó khăn, thách thức, vẫn còn nhiều nơi tỷ lệ nghèo ở mức cao 40 đến 50% như: Tại huyện Thường Xuân vẫn còn 7 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao như: Xuân Chinh (44,5%), Luận Khê (48,93%), Bát Mọt (58,03%), Xuân Lộc (41,1%); huyện Như Xuân còn 14 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, như: Thanh Quân (48,4%), Thanh Xuân (41,2%), Thanh Phong (42,95%), Thanh Hòa (40,44%), Thanh Lâm (40,14%); huyện Lang Chánh vẫn còn 8 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao; Quan Sơn còn 12 xã. Đặc biệt tại huyện Mường Lát còn 4 xã Mường Lý, Nhi Sơn, Trung Lý, Pù Nhi tỷ lệ hộ nghèo 80-90%. Bên cạnh đó, số hộ nghèo, cận nghèo phân bố không đồng đều, giữa các vùng miền, xu hướng rõ rệt tập trung ở vùng nông thôn, miền núi, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo (chiếm trên 95% tổng số hộ nghèo, cận nghèo). Hộ nghèo, hộ cận nghèo có đối tượng bảo trợ xã hội còn nhiều, chiếm 53,33% so với tổng số hộ nghèo, trong đó tỷ lệ hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội khó có khả năng thoát nghèo còn rất cao chiếm 19,7% so với tổng số hộ nghèo. Tỷ lệ chủ hộ nghèo là nữ chiếm 27,4%; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm 38,86% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh.

Theo ông Lê Minh Hành, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, giai đoạn 2016-2020, công tác giảm nghèo được triển khai thực hiện theo phương pháp tiếp cận đa chiều, Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo nhanh bền vững và một số chính sách giảm nghèo đã có nhiều đổi mới, theo hướng tích hợp, tinh giảm, tăng cường, phân cấp trao quyền, hạn chế các chính sách hỗ trợ cho không, tăng cường hỗ trợ trong điều kiện, có đối ứng, có thu hồi để nhiều hộ khác trong địa bàn cùng được hưởng lợi. Do đó, công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp có lúc, có nơi gặp nhiều khó khăn, chưa thông suốt. Một số chính sách giảm nghèo vẫn còn chồng chéo, phân tán, thiếu tính hệ thống, chưa được tích hợp, đổi mới; các chính sách hỗ trợ trực tiếp chưa khuyến khích được người nghèo tích cực vươn lên thoát nghèo. Một số địa phương chưa chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động hộ nghèo, hộ cận nghèo; thiếu quan tâm đến công tác quản lý nên còn xảy ra tình trạng lợi dụng chính sách giảm nghèo như: Đưa người thân vào danh sách hộ nghèo để được hưởng chính sách ưu đãi, hoặc khai man đối tượng là học sinh, sinh viên để được hưởng các chính sách hỗ trợ về chi phí học tập; công tác rà soát, điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu khách quan, chưa thực hiện được đúng quy trình và tiêu chí theo quy định...

Để công tác giảm nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao đạt hiệu quả cao, thời gian tới, ban chỉ đạo giảm nghèo các địa phương tiếp tục hoàn thành việc thu thập, phân tích thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018 và có giải pháp đến từng hộ gia đình; xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững; tiếp tục thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020...


Bài và ảnh: Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]