(Baothanhhoa.vn) - Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, công việc quản lý, xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn, phát huy các di sản và giá trị tinh thần chắc chắn sẽ phải trong một chỉnh thể thống nhất, với mục tiêu xây dựng nên một cốt cách văn hóa của người dân đô thị tỉnh lỵ, phù hợp với truyền thống lịch sử, không gian văn hóa chung.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khác biệt và thống nhất

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, công việc quản lý, xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn, phát huy các di sản và giá trị tinh thần chắc chắn sẽ phải trong một chỉnh thể thống nhất, với mục tiêu xây dựng nên một cốt cách văn hóa của người dân đô thị tỉnh lỵ, phù hợp với truyền thống lịch sử, không gian văn hóa chung.

Khác biệt và thống nhất

Một số xã, thị trấn của huyện Đông Sơn sẽ trở thành phường vào năm sau. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

TP Thanh Hóa và huyện Đông Sơn sẽ được nhập thành một đơn vị hành chính vào năm 2023, để thành phố ngày càng to đẹp hơn, xứng đáng là đô thị lớn của tỉnh và khu vực. Trước sự kiện quan trọng này, nhiều người đặt ra câu hỏi: Thống nhất về mặt hành chính, nhưng có thống nhất về văn hóa hay không?

Đề án nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập phường thuộc TP Thanh Hóa đưa ra quan điểm việc sáp nhập cần phù hợp với truyền thống lịch sử địa phương, phát huy tiềm năng, lợi thế, truyền thống và lịch sử, văn hóa đồng bằng sông Mã và văn hóa Đông Sơn… Như vậy, cho thấy việc sáp nhập và phát triển thành phố đặt ra yêu cầu phải gắn liền với việc phát huy được tiềm năng, lợi thế mà cả hai đang có, trong đó có truyền thống văn hóa. Phát huy được các giá trị văn hóa sẽ tạo ra nền tảng tinh thần, động lực thúc đẩy xã hội phát triển.

Theo lịch sử, văn hóa của TP Thanh Hóa và văn hóa của huyện Đông Sơn dù cách gọi có khác nhau, cũng có những sự khác biệt nhất định liên quan đến nguồn gốc cư dân, lối sống, sinh hoạt, nghề nghiệp… nhưng căn bản đều từ một gốc, ít nhiều đều chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Đông Sơn. Nhiều xã, phường hiện nay của TP Thanh Hóa đều có gốc gác từ huyện Đông Sơn. Sau nhiều lần phát triển, mở rộng địa giới hành chính của thị xã Thanh Hóa trước đây, rồi TP Thanh Hóa sau này, không ít làng, xã của huyện Đông Sơn đã trở thành đơn vị hành chính cấp phường của TP Thanh Hóa.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, công việc quản lý, xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn, phát huy các di sản và giá trị tinh thần chắc chắn sẽ phải trong một chỉnh thể thống nhất, với mục tiêu xây dựng nên một cốt cách văn hóa của người dân đô thị tỉnh lỵ, phù hợp với truyền thống lịch sử, không gian văn hóa chung.

Mục tiêu là vậy, nhưng rõ ràng là để thực hiện thì không phải là câu chuyện ngày một ngày hai. Ở vùng giáp ranh giữa TP Thanh Hóa và huyện Đông Sơn hiện tại cũng như các huyện tiếp giáp khác, những xóm, làng xưa kia nay mang tên mới là phố, dù đã gia nhập TP Thanh Hóa khá nhiều năm, nhưng về cơ bản nhiều người dân vẫn giữ lề thói quen thuộc. Điều đó thể hiện trong ứng xử với vệ sinh môi trường, an toàn giao thông, trong sinh hoạt văn hóa, trong việc tuân thủ và chấp hành các quy định pháp luật và của địa phương…

Sự chuyển giao nào cũng thế, cái đích cuối cùng là đều phải tạo ra sự thống nhất, tập trung, chứ không thể mãi đem thứ gọi là “đất lề quê thói” ra làm chiếc bình phong cho lối sống của mình. Đành rằng mỗi một địa phương đều có sự khác biệt về cách sống, văn hóa, tôn trọng điều đó, nhưng trên hết phải là sự tôn trọng các quyết định, chủ trương có tính pháp lý và những quy định mang tính cộng đồng. Khi đã trở thành cư dân đô thị, tư duy, suy nghĩ cũng cần phải thay đổi để phù hợp với lối sống, những chủ trương, quyết định mà chính quyền đô thị áp dụng. Sự khác biệt chỉ có thể là cách ứng xử với quá khứ thông qua những lễ hội văn hóa, hoạt động tín ngưỡng như cúng tế thành hoàng làng, tổ chức hoạt động vui chơi ở sân đình, nhà văn hóa… chứ không phải trong việc tuân thủ các quy định pháp luật và của thành phố.

Theo lộ trình, sẽ có những xã, thị trấn hiện tại của huyện Đông Sơn được nâng cấp lên phường ngay sau khi nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa. Điều đó đồng nghĩa với việc tư duy người dân cũng phải khác, dù biết để ngay lập tức thay đổi tư duy của nông dân để thành thị dân là câu chuyện không hề dễ với nhiều người. Vì sự phát triển của thành phố, sự tiến bộ của mỗi người dân, điều đó phải được tính tới và thay đổi ngay từ bây giờ.

Lam Vũ


Lam Vũ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]