(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, huyện Quan Hóa luôn quan tâm công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhờ đó đã phát huy hiệu quả thiết thực, giúp cho nhiều hộ gia đình, người lao động nắm bắt được kiến thức để tổ chức sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Quan Hóa với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Thời gian qua, huyện Quan Hóa luôn quan tâm công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhờ đó đã phát huy hiệu quả thiết thực, giúp cho nhiều hộ gia đình, người lao động nắm bắt được kiến thức để tổ chức sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập.

Huyện Quan Hóa với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Mô hình vườn, ao, chuồng ở bản Đồng Tâm, xã Phú Nghiêm.

Trong quá trình đào tạo, huyện Quan Hóa rà soát, thống kê nhu cầu học nghề theo từng lĩnh vực cụ thể; ưu tiên những đối tượng lao động là con em gia đình chính sách, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS)... Cùng với đó, huyện Quan Hóa cũng đẩy mạnh thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27-11-2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Có thể nói, Đề án 1956 được coi là một luồng gió mới trong công tác xóa đói, giảm nghèo bền vững, với nội dung chính là dạy nghề cho lao động nông thôn, người DTTS, khắc phục tình trạng thiếu đất sản xuất, chuyển đổi cơ cấu lao động, tạo việc làm bền vững cho đồng bào DTTS. Từ chỗ quanh năm gắn bó với ruộng đồng, chăn nuôi manh mún, đề án giúp người nông dân nói chung, đồng bào DTTS nói riêng được tiếp cận với nhiều nghề phi nông nghiệp. Đến nay, qua 10 năm thực hiện, huyện Quan Hóa đã tổ chức được 145 lớp học nghề cho gần 6.700 lao động, trong đó có khoảng 1.200 lao động nông thôn. Tập trung chủ yếu vào các ngành nghề xây dựng, điện dân dụng, hàn điện, đan mũ, thêu ren, du lịch cộng đồng, nuôi cá lồng, nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, bò, sơ chế ngô, bẹ ngô, chế biến lâm sản, thêu ren xuất khẩu... Sau học nghề bước đầu người lao động đã áp dụng vào thực tiễn để sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ, mang lại lợi ích thiết thực trong phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Điển hình như gia đình anh Lữ Văn Túc, bản Ban, xã Hồi Xuân, được hưởng chính sách của Đảng đối với hộ nghèo và được tập huấn kỹ thuật, áp dụng khoa học vào sản xuất, chăn nuôi... anh đã xây chuồng trại, khai hoang đất đai để xây dựng gia trại tổng hợp. Cùng với sự chịu thương, chịu khó, chí thú làm ăn, đến nay kinh tế của gia đình anh Túc đã ổn định, đàn gia súc, gia cầm, vườn cây ăn quả đều phát triển và cho năng suất cao. Từ một hộ nghèo, gia đình anh Túc đã vươn lên thoát nghèo, thu nhập bình quân gần 70 triệu đồng/năm.

Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề ở huyện Quan Hóa vẫn còn những hạn chế nhất định, đó là: Đào tạo nghề chưa gắn với việc làm nên số người sau đào tạo thường có việc làm không bền vững; đa phần số lao động học nghề từ 3 tháng trở xuống chỉ duy trì được một thời gian ngắn, không nhân rộng được mô hình; chưa huy động được sức mạnh của các đoàn thể chính trị – xã hội...

Trong thời gian tới, huyện Quan Hóa sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước về dạy nghề; chủ động xây dựng kế hoạch ngành nghề đào tạo sát thực tế, nhu cầu học nghề của từng bộ phận người dân; đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phối hợp với các ngành chức năng trong việc vay vốn, chuyển giao khoa học – kỹ thuật, tạo điều kiện giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động các địa phương; xây dựng và nhân rộng các mô hình dạy nghề có hiệu quả. Bên cạnh đó, huyện Quan Hóa tập trung, ưu tiên chính sách xuất khẩu lao động, nhất là khu vực đặc biệt khó khăn, góp phần giải quyết việc làm lâu dài, xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Bài và ảnh: Xuân Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]