(Baothanhhoa.vn) - Huyện Như Thanh có tổng dân số 96.342 người, trong đó người trong độ tuổi lao động là 61.852 người, chiếm tỷ lệ 64,2%. Với cơ cấu “dân số vàng”, lao động có khả năng tham gia vào các lĩnh vực của nền kinh tế là 59.432 người, việc quan tâm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đã góp phần hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm nghèo và an sinh xã hội.

Huyện Như Thanh quan tâm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Huyện Như Thanh có tổng dân số 96.342 người, trong đó người trong độ tuổi lao động là 61.852 người, chiếm tỷ lệ 64,2%. Với cơ cấu “dân số vàng”, lao động có khả năng tham gia vào các lĩnh vực của nền kinh tế là 59.432 người, việc quan tâm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đã góp phần hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm nghèo và an sinh xã hội.

Huyện Như Thanh quan tâm giải quyết việc làm cho lao động nông thônCán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn kỹ thuật trồng cây ăn quả cho các hộ dân ở thôn Tân Hùng, xã Thanh Tân.

Để nâng cao mức sống của người dân, xây dựng quê hương ngày càng phát triển, đổi mới, các cấp ủy đảng, chính quyền đã xây dựng nghị quyết phát triển kinh tế ở địa phương như: định hướng cho Nhân dân, người lao động vào các công ty, nhà máy làm công nhân và đi xuất khẩu lao động những thị trường có mức sống cao, lương ổn định. Khuyến khích Nhân dân phát triển kinh tế trang trại, gia trại, các xưởng chế biến gỗ...; tạo điều kiện để người dân tiếp cận vốn vay ưu đãi đi học nghề, xuất khẩu lao động. Mở lớp đào tạo nghề, tập trung vào các nghề phổ thông, phù hợp với trình độ của lao động ở nông thôn, lao động nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, quân nhân xuất ngũ, lao động thuộc đối tượng chính sách. Mặt khác, huyện tăng cường công tác giới thiệu việc làm cho lao động đã qua đào tạo. Triển khai các chương trình, dự án phát triển sản xuất; xây dựng, nhân rộng các mô hình hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, tìm đầu ra cho sản phẩm...

Tuy nhiên, từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh, huyện có tới trên 7.000 lao động trở về địa phương, trong đó nhiều người có nhu cầu sinh sống và tìm kiếm việc làm ở quê. Trong khi phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn là doanh nghiệp nhỏ, do ảnh hưởng của đại dịch nên chỉ hoạt động ở mức cầm chừng, duy trì ổn định công nhân. Vì vậy không đáp ứng được nhu cầu của người lao động trong huyện, nhất là lao động có nhu cầu về các ngành nghề điện tử, giày da, may mặc, lao động phổ thông (thợ xây, phụ hồ...).

Trước thực trạng trên, huyện đã tập trung rà soát, nắm bắt nhu cầu việc làm của người lao động. Chỉ đạo các doanh nghiệp trên địa bàn tuyển dụng lao động vào làm việc, đồng thời phối hợp với trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nghề ngắn hạn. Khuyến khích số lao động làm nông nghiệp trở về địa phương còn giữ đất tiếp tục canh tác ruộng vườn, tự tạo thu nhập ổn định cuộc sống. Tạo điều kiện để người lao động tiếp cận nguồn vốn vay, ưu tiên các đối tượng là lao động trở về từ vùng dịch bị mất việc làm được vay vốn ưu đãi. Phối hợp với trung tâm dịch vụ việc làm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tổ chức các phiên tư vấn, giao dịch việc làm. Bà Lê Ngọc Hoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Thanh, cho biết: Cùng với các giải pháp trên, huyện tăng cường tuyên truyền các chính sách, pháp luật về lao động việc làm. Cung cấp đầy đủ, phổ biến rộng rãi thông tin, số liệu về thị trường lao động để người lao động nắm và tham gia tìm kiếm việc làm, học nghề trên địa bàn tỉnh. Đa dạng hóa các dịch vụ cung ứng nhân lực cho các doanh nghiệp; cập nhật, nắm bắt đầy đủ tình hình biến động về lao động tại các doanh nghiệp để đưa ra các biện pháp hỗ trợ kịp thời; gắn kết hoạt động thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp với giao dịch việc làm nhằm nhanh chóng đưa người lao động quay trở lại thị trường lao động. Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tuyển chọn người lao động trên địa bàn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng...

Sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị cùng nhiều giải pháp căn cơ được triển khai thực hiện đã góp phần hiệu quả vào công tác giải quyết việc làm cho người lao động. Đến nay toàn huyện có khoảng trên 10.000 lao động đang làm việc tại các tỉnh, thành khác; trên 6.000 lao động đang làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn với thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng; trên 700 người đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài, thị trường chủ yếu là Nhật bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Thu nhập bình quân người lao động gửi về khoảng 350 triệu/năm. Nhiều hộ nghèo có người đi xuất khẩu lao động gửi tiền về có vốn làm ăn trở nên khá giả, giải quyết việc làm cho nhiều lao động khác. Ngoài ra huyện còn trên 100 người đang học tiếng, học nghề và hoàn tất thủ tục chuẩn bị xuất cảnh. Trong số 374 lao động hồi hương có nhu cầu vay vốn tự tạo việc làm, hiện đã có 75 hộ được vay với số tiền trên 6 tỷ đồng. Từ nguồn vốn vay, nhiều người đã đầu tư vào chăn nuôi, trồng trọt, vừa giải quyết việc làm tại chỗ, vừa cho nguồn thu nhập, góp phần ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Bài và ảnh: Mai Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]