(Baothanhhoa.vn) - Mất cân bằng giới tính khi sinh ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian qua, huyện Đông Sơn đã triển khai nhiều giải pháp nhằm góp phần nâng cao nhận thức của người dân về hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh và đạt được những kết quả tích cực.

Huyện Đông Sơn đẩy mạnh thực hiện cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian qua, huyện Đông Sơn đã triển khai nhiều giải pháp nhằm góp phần nâng cao nhận thức của người dân về hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh và đạt được những kết quả tích cực.

Huyện Đông Sơn đẩy mạnh thực hiện cân bằng giới tính khi sinhMột buổi truyền thông tại hộ gia đình của cán bộ dân số xã Đông Thịnh.

Ông Lý Quang Bình, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đông Sơn, cho biết: Năm 2016, tỷ số giới tính khi sinh ở huyện là 130 trẻ em trai/100 trẻ em gái. Trước thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, Trung tâm Y tế huyện đã xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh. Trong đó chú trọng xây dựng và triển khai thực hiện Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác dân số; nội dung của Pháp lệnh Dân số về việc cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức; tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới; tổ chức các buổi tuyên truyền, truyền thông, cung cấp kiến thức để nâng cao nhận thức người dân về mất cân bằng giới tính khi sinh. Việc triển khai đồng bộ các hoạt động, chương trình đã từng bước làm thay đổi tâm lý muốn có con trai để nối dõi, loại bỏ dần tình trạng trọng nam, khinh nữ; nâng cao vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội; tuyên truyền, vận động nhiều cặp vợ chồng không lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức và không sinh con thứ 3. Đến năm 2020, tỷ số giới tính khi sinh toàn huyện giảm ở mức 119 trẻ em trai/100 trẻ em gái. Nhiều địa phương đã từng bước khống chế tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.

Là một xã được lựa chọn triển khai Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, tỷ số giới tính khi sinh tại xã Đông Thịnh đã giảm từ 177 trẻ em trai/100 trẻ em gái (năm 2016) xuống 129 trẻ em trai/100 trẻ em gái (năm 2020). Để đạt được kết quả trên, xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nhất là những hộ gia đình sinh con một bề là gái về thực hiện nghiêm Pháp lệnh Dân số, chính sách dân số, quy mô gia đình ít con để nuôi dạy cho tốt; tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới; tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề cung cấp kiến thức, nâng cao nhận thức của người dân về mất cân bằng giới tính khi sinh. Vì thế, những năm gần đây tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm dần, chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng được cải thiện, tỷ lệ gia đình văn hóa luôn đạt 92%. Điển hình là gia đình chị Nguyễn Thị Mai, thôn Đại Từ 1, dù có 2 con gái nhưng chị và chồng không có ý định sinh thêm con trai mà chỉ mong muốn nuôi dạy 2 bé gái ngoan ngoãn, ăn học thành đạt. Chị Mai chia sẻ: “Nhiều người khuyên tôi nên can thiệp y khoa để sinh thêm bé thứ 3 là bé trai, nhưng vợ chồng tôi không nặng nề chuyện phải có con trai nối dõi; con gái hay con trai cũng được, miễn sao các con khỏe mạnh, ngoan ngoãn”.

Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh được Trung tâm Y tế huyện Đông Sơn triển khai nhằm từng bước khống chế việc mất cân bằng giới tính khi sinh, hạn chế tình trạng sinh con thứ 3 trên địa bàn huyện; nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi nhằm hạn chế và đi đến loại trừ lựa chọn giới tính thai nhi. Tại 8 xã được lựa chọn triển khai đề án, Trung tâm Y tế huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn thành lập các câu lạc bộ “giới và bình đẳng giới”; lồng ghép tuyên truyền về giới và giới tính khi sinh trong các hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể; viết bài tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh huyện, xã; tổ chức nói chuyện chuyên đề về giới và giới tính khi sinh cho phụ nữ sinh con một bề là gái, không sinh con thứ 3 trở lên. Đồng thời, Trung tâm Y tế huyện đã phân công cán bộ tham gia giám sát và hỗ trợ các hoạt động truyền thông tại xã; hàng năm cấp tờ rơi về chủ đề mất cân bằng giới tính khi sinh cho 8 xã triển khai đề án. Tổ chức tập huấn về mất cân bằng giới tính khi sinh cho ban chủ nhiệm câu lạc bộ; tổ chức chiến dịch truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn huyện. Đồng thời, duy trì sinh hoạt câu lạc bộ phụ nữ không sinh con thứ 3, giới và bình đẳng giới, phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình tại các xã, thị trấn. Qua các buổi sinh hoạt, các thành viên được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nuôi con khỏe, dạy con ngoan, xây dựng gia đình hạnh phúc, cũng như kinh nghiệm lao động sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh cũng gặp những khó khăn, do người dân còn tư tưởng muốn có con trai; kinh phí thực hiện đề án còn hạn chế, các hoạt động chủ yếu là lồng ghép. Thời gian tới, để thực hiện tốt hơn công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình cũng như kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, huyện Đông Sơn tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật về dân số, sức khỏe sinh sản, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh để nâng cao nhận thức, loại bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ của một bộ phận người dân; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về dân số tại các bệnh viện, trung tâm y tế, các cơ sở cung cấp dịch vụ liên quan đến chẩn đoán giới tính thai nhi; đưa nội dung giáo dục về giới tính, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới vào chương trình giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Bài và ảnh: Thùy Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]