(Baothanhhoa.vn) - Xác định công tác giải quyết việc làm cho người lao động (NLĐ) là nhiệm vụ quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, những năm qua, huyện Cẩm Thủy đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp kịp thời, phù hợp với thực tiễn, nhằm tạo việc làm mới cho lao động, từng bước giúp họ tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Huyện Cẩm Thủy: Nhiều giải pháp đồng bộ góp phần tạo việc làm mới cho lao động

Xác định công tác giải quyết việc làm cho người lao động (NLĐ) là nhiệm vụ quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, những năm qua, huyện Cẩm Thủy đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp kịp thời, phù hợp với thực tiễn, nhằm tạo việc làm mới cho lao động, từng bước giúp họ tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Huyện Cẩm Thủy: Nhiều giải pháp đồng bộ góp phần tạo việc làm mới cho lao độngDây chuyền sản xuất tại Nhà máy sợi dệt An Phước, xã Cẩm Tú.

Theo số liệu thống kê của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) huyện Cẩm Thủy, năm 2021, toàn huyện đã tạo việc làm mới cho 3.891 lao động (đạt 216,1%). Có được kết quả trên, ngay từ đầu năm cấp ủy, chính quyền huyện Cẩm Thủy đã chú trọng công tác tuyên truyền các chính sách của Trung ương, của tỉnh về giải quyết việc làm và giảm nghèo tới người dân. Từ đó, giúp NLĐ nắm được thông tin và có định hướng đúng đắn trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Đồng thời, khuyến khích, tạo điều kiện tốt nhất cho lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; quan tâm hỗ trợ về vốn, khoa học - kỹ thuật cho người dân phát triển kinh tế gia đình; chú trọng xây dựng làng nghề, HTX, mở rộng các mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ... Bên cạnh đó, nhiều chương trình kinh tế trọng điểm đã được huyện triển khai thực hiện như: Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn với các mô hình kinh tế trang trại, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác và chế biến thủy sản; tập huấn cho cán bộ quản lý lao động - việc làm; xây dựng và phát triển hạ tầng giao thông các khu công nghiệp, công trình trọng điểm... Ngoài ra, công tác hướng nghiệp học nghề, làm nghề cho học sinh THCS, THPT được chú trọng. Qua đó, giúp các em định hướng, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở trường, điều kiện của bản thân, gia đình và phù hợp với phân công lao động xã hội. UBND huyện cũng thường xuyên chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các đơn vị tham gia dạy nghề đổi mới phương pháp dạy, học; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dạy và học; xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục...

Nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề (ĐTN) trong giai đoạn mới, UBND huyện Cẩm Thủy đã ban hành Kế hoạch số 58/KH-UBND, ngày 9-3-2021 về “ĐTN cho lao động nông thôn (LĐNT) giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện Cẩm Thủy”. Trong đó, chú trọng tổ chức ĐTN cho LĐNT nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng nghề, nâng cao trình độ tay nghề; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ sau học nghề có cơ hội tìm việc làm, tự tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung ưu tiên ĐTN cho NLĐ thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, dân tộc thiểu số, gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp. Kết quả, năm 2021 tỷ lệ lao động được ĐTN trên địa bàn huyện đạt 66,6%. Cũng trong năm qua, Phòng LĐTB&XH đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa tổ chức 2 phiên giao dịch, tư vấn, cung cấp thông tin thị trường lao động, giới thiệu việc làm cho lao động trở về từ vùng dịch sau khi thực hiện cách ly tại 2 cụm xã Cẩm Thành và Cẩm Phú. Các công ty và doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện gia tăng về số lượng đã tạo việc làm tại chỗ cho NLĐ, đặc biệt là các lao động trở về từ vùng dịch có việc làm và thu nhập ổn định.

Song song với các hoạt động trên, nhận thức rõ vai trò của xuất khẩu lao động (XKLĐ) đối với công tác giải quyết việc làm, tăng thu nhập, huyện Cẩm Thủy đã xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng xã, thị trấn để có những giải pháp cụ thể tuyên truyền, định hướng, khuyến khích người dân tham gia XKLĐ. Đồng thời thành lập ban chỉ đạo công tác XKLĐ, phân công nhiệm vụ cho các thành viên theo dõi, đôn đốc các địa phương điều tra, rà soát, lập danh sách dự báo nguồn lao động và số lao động có nhu cầu đi XKLĐ để có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức, ngoại ngữ và ĐTN. Đặc biệt, ban chỉ đạo từ huyện đến cơ sở luôn chú trọng việc lựa chọn những doanh nghiệp có kinh nghiệm, uy tín về địa phương tư vấn, tuyển dụng lao động... Nhờ đó, từ năm 2015 đến nay, toàn huyện đã đưa được hơn 3.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, riêng năm 2021 toàn huyện có 367 lao động đi xuất khẩu (đạt 101,9%). Nhiều lao động sau khi về nước có tiền xây nhà khang trang, mua sắm nhiều vật dụng có giá trị; nhiều hộ đã đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo nhiều việc làm khác cho lao động địa phương.

Ông Lê Hải Sâm, Trưởng Phòng LĐTB&XH huyện, cho biết: Trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và toàn tỉnh nói chung, để giảm thiểu tình trạng NLĐ mất việc làm, thất nghiệp, thời gian qua, huyện Cẩm Thủy đã nỗ lực giải quyết việc làm mới, chuyển đổi công việc cho NLĐ. Trong đó, tập trung thực hiện lồng ghép các chương trình của Trung ương, của tỉnh như: cho vay giải quyết việc làm từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm; chương trình giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, địa phương cũng nỗ lực thực hiện hiệu quả công tác thu hút và kêu gọi đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển doanh nghiệp trên địa bàn, nhằm tạo thêm việc làm mới cho NLĐ.

Để hoàn thành mục tiêu giai đoạn 2021-2025, toàn huyện ĐTN cho 3.330 LĐNT, bình quân mỗi năm ĐTN cho 666 người; tỷ lệ có việc làm mới hoặc tự tạo việc làm ngay sau học nghề đạt 80% trở lên, thời gian tới, Phòng LĐTB&XH huyện tăng cường tuyên truyền sâu rộng trong các cấp, các ngành và Nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của công tác ĐTN cho LĐNT. Tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho người trong độ tuổi lao động, nhất là lao động thuộc gia đình chính sách, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, LĐNT thuộc diện hộ nghèo, diện di dời giải tỏa, không còn đất sản xuất... Thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; nâng cao hiệu quả nguồn vốn vay từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm. Đổi mới, tạo cơ chế thông thoáng cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dự án sản xuất, kinh doanh của người dân được tiếp cận nguồn vốn vay để thúc đẩy sản xuất, tạo việc làm tại chỗ cho LĐNT.

Bài và ảnh: Trần Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]