(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, thể dục, thể thao (TDTT) nói chung, thể thao thành tích cao của Thanh Hóa nói riêng liên tục gặt hái được nhiều thành công tại các giải đấu lớn trong nước và quốc tế.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huy động các nguồn lực phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao

Huy động các nguồn lực phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao

Trung tâm Văn hóa phường Quảng Châu (TP Sầm Sơn) được đầu tư khang trang, hiện đại, đồng bộ, đáp ứng việc tổ chức các sự kiện chính trị và hoạt động TDTT của địa phương.

Những năm gần đây, thể dục, thể thao (TDTT) nói chung, thể thao thành tích cao của Thanh Hóa nói riêng liên tục gặt hái được nhiều thành công tại các giải đấu lớn trong nước và quốc tế.

Có được thành công đó là nhờ sự quan tâm đầu tư của tỉnh, ngành văn hóa, thể thao và du lịch và các địa phương trong việc huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất và tổ chức các giải đấu, thúc đẩy sự nghiệp TDTT ngày càng phát triển.

Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 trên địa bàn huyện Thiệu Hóa có 100% xã, thị trấn có trung tâm văn hóa – thể thao đạt chuẩn; 80% nhà văn hóa (NVH) - khu thể thao thôn đạt chuẩn... HĐND huyện đã ban hành nghị quyết về hỗ trợ việc xây dựng NVH – khu thể thao thôn, trong đó hỗ trợ 100 triệu đồng/NVH - khu thể thao thôn và 500 triệu đồng/trung tâm văn hóa – thể thao xã. Ngoài việc đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, các địa phương còn đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động TDTT nhằm huy động sự đóng góp, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp trong việc xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa thể thao cơ sở... Nhờ chính sách kích cầu trên, cùng với các nguồn lực khác, từ năm 2015 đến tháng 9-2019 toàn huyện đã có 52 công trình (33 NVH, 19 trung tâm văn hóa – thể thao) được đầu tư xây dựng, với tổng kinh phí trên 113 tỷ đồng. Đến nay, toàn huyện có 19/28 hội trường trung tâm văn hóa – thể thao, 142/218 NVH – khu thể thao thôn đạt chuẩn theo tiêu chí của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Còn tại huyện Nga Sơn, cùng với xây dựng xong nhà tập luyện và thi đấu huyện, với sức chứa gần 500 người, tổng kinh phí đầu tư trên 14 tỷ đồng, năm 2016, UBND huyện chủ trương đầu tư Dự án Khu bể bơi và dịch vụ công cộng - trung tâm TDTT huyện với tổng vốn đầu tư 15,1 tỷ đồng do Công ty TNHH Xây dựng thương mại Nam Hà thực hiện theo phương án chủ đầu tư trực tiếp quản lý và vận hành dự án. Đối với thiết chế văn hóa thể thao cấp xã, toàn huyện có 11 công trình được huyện hỗ trợ với tổng kinh phí khoảng 40 tỷ đồng... Công tác xã hội hóa các hoạt động TDTT được đẩy mạnh. Từ năm 2015 - 2018, các địa phương đã huy động xã hội hóa các hoạt động TDTT được trên 13 tỷ đồng để đầu tư xây dựng NVH, khu thể thao thôn, bể bơi, sân bóng... Đến nay, toàn huyện có 27 sân vận động đủ kích thước (60m x 90m); 4 sân quần vợt; 130 sân cầu lông; 280 sân bóng chuyền... đáp ứng nhu cầu tập luyện và thi đấu TDTT của các tầng lớp nhân dân.

Để có cơ sở cho việc thúc đẩy các phong trào TDTT, UBND tỉnh đã xây dựng và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất để xây dựng các công trình, thiết chế TDTT giai đoạn 2011-2020, với diện tích gần 2.800 ha, trong đó các công trình, thiết chế TDTT cấp xã/phường/thị trấn là 2.482 ha. Đến năm 2019 tổng diện tích đất được quy hoạch cho TDTT là 1.116 ha, đạt 40,7%. Bên cạnh đó, thực hiện Quyết định số 3916/QĐ-UBND ngày 30-11-2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch phát triển sự nghiệp TDTT tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, trong đó giai đoạn 2011-2015 hoàn thành xây dựng sân vận động thuộc khu liên hợp TDTT; quy hoạch xây dựng 8 trung tâm TDTT vùng; giai đoạn 2016-2020 hoàn thành các hạng mục công trình thuộc khu liên hợp TDTT. Đặc biệt, thực hiện Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26-6-2007 của Chính phủ quy định cấp huyện phải đảm bảo có tối thiểu 2/3 công trình TDTT cơ bản là sân vận động, nhà tập luyện, thi đấu và bể bơi, đến nay có 8 huyện đảm bảo các công trình thể thao tối thiểu, đạt 29,6%. Việc xây dựng 8 trung tâm TDTT vùng chưa được triển khai theo quy hoạch. Đến tháng 10-2019 toàn tỉnh còn duy trì 4 trung tâm TDTT vùng, đạt 50%... (riêng TP Thanh Hóa không còn cơ sở vật chất TDTT công cộng). Việc sáp nhập các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực văn hóa – thông tin, thể thao và du lịch ở cấp huyện dẫn đến các quy hoạch này cần phải xây dựng lại để đảm bảo phát triển các trung tâm TDTT vùng huyện trong giai đoạn mới.

Cùng với công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động TDTT, việc xã hội hóa các hoạt động TDTT được chú trọng. Tại các địa phương trong tỉnh, cùng với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, địa phương, đã có nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở tập luyện và thi đấu TDTT như: Nhà tập luyện, phòng tập thể thao... với các trang thiết bị tương đối đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu tập luyện TDTT và giải trí của các tầng lớp nhân dân. Đến tháng 12-2019, trên địa bàn tỉnh có 16.550 công trình, sân bãi, phòng tập; 149 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh các hoạt động TDTT; phê duyệt 36 dự án đầu tư xây dựng các công trình TDTT với diện tích gần 133 ha, tổng mức đầu tư khoảng 1.520,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các tổ chức, hiệp hội, hội, câu lạc bộ đã tổ chức nhiều hoạt động TDTT, giải đấu thể thao phong trào quy mô cấp tỉnh từ nguồn kinh phí xã hội hóa khoảng 5 tỷ đồng; vận động các tổ chức, doanh nghiệp tài trợ, hỗ trợ cho các hoạt động thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp (trừ bóng đá và bóng chuyền) khoảng 30-50 tỷ đồng/năm.

Duy Sơn


Duy Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]