(Baothanhhoa.vn) - Xã Hoằng Hà (Hoằng Hóa) có nhiều hộ sản xuất, kinh doanh với nhiều ngành nghề đa dạng trong đó có khoảng hơn 100 hộ làm nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ, hơn 300 hộ làm nghề bắp rang bơ, nổ bỏng, bóng bay... Những năm qua, Hội LHPN xã đã thường xuyên quan tâm đến công tác hỗ trợ, tạo điều kiện cho hội viên, phụ nữ phát triển ngành nghề theo hướng bền vững để phụ nữ đóng góp nhiều hơn vào phát triển kinh tế của địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hội viên phụ nữ xã Hoằng Hà phát triển nghề thủ công mỹ nghệ

Xã Hoằng Hà (Hoằng Hóa) có nhiều hộ sản xuất, kinh doanh với nhiều ngành nghề đa dạng trong đó có khoảng hơn 100 hộ làm nghề truyền thống đồ gỗ mỹ nghệ, hơn 300 hộ làm nghề bắp rang bơ, nổ bỏng, bóng bay... Những năm qua, Hội LHPN xã đã thường xuyên quan tâm đến công tác hỗ trợ, tạo điều kiện cho hội viên, phụ nữ phát triển ngành nghề theo hướng bền vững để phụ nữ đóng góp nhiều hơn vào phát triển kinh tế của địa phương.

Hội viên phụ nữ xã Hoằng Hà phát triển nghề thủ công mỹ nghệTổ liên kết may túi xuất khẩu xã Hoằng Hà tạo việc làm cho nhiều lao động.

Chị Nguyễn Thị Việt, thôn Đạt Tài 2 được Hội LHPN xã giới thiệu học nghề may túi xuất khẩu tại xã Hoằng Kim. Sau 3 tháng học nghề, chị Việt nhận sản phẩm về nhà may. Thời gian đầu chưa thạo việc nên sản lượng chưa nhiều, thu nhập ít, nhưng tính ra nếu quen việc thu nhập tương đối ổn định so với các nghề khác. Nghĩ vậy, chị Việt kiên trì làm rồi nhận thêm sản phầm về cho nhiều chị em trong xã cùng làm. Chị bàn với chồng và được anh ủng hộ vay vốn mở cơ sở may túi xuất khẩu với vài lao động. Sau một năm, lao động của gia đình đã tăng lên 16 người, thu nhập từ 3,5 đến 5 triệu đồng/người/tháng. Năm 2018, được Hội LHPN xã, huyện tạo điều kiện, chị Việt đã thành lập tổ liên kết tiểu thủ công nghiệp nhằm thu hút hội viên tham gia và tạo sự liên kết cùng phát triển nghề may túi xuất khẩu ổn định.

Lợi thế của địa phương có nghề truyền thống sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ nên cần nhiều lao động nữ thực hiện các công đoạn phun, lau chùi, đánh giấy ráp..., Hội LHPN xã đã phối hợp với các chủ thợ mộc tạo công ăn việc làm cho hơn 70 lao động nữ có thu nhập hàng tháng đạt 3,5 triệu đồng/người. Hội khuyến khích phụ nữ tại làng nghề truyền thống thực hiện các ý tưởng kinh doanh phù hợp với điều kiện và tuân thủ quy định pháp luật làm chủ các dịch vụ kinh doanh, thương mại, doanh nghiệp tư nhân kinh doanh. Đây là một trong những giải pháp được Hội LHPN xã Hoằng Hà thực hiện để giúp hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế, khởi nghiệp thành công, tăng thu nhập.

Đồng chí Lê Thị Thanh Hải, Chủ tịch Hội LHPN xã Hoằng Hà cho biết: “Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế, khởi nghiệp thành công, Hội LHPN xã đã nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, sự hưởng ứng tích cực của cán bộ, hội viên, cá nhân, tập thể, hộ sản xuất, kinh doanh. Hội LHPN xã phối hợp với UBND, Trung tâm học tập cộng đồng, Hội Nông dân xã tổ chức 6 lớp chuyển giao khoa học - kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; phối hợp với doanh nghiệp Hiệp Hưng, tỉnh Ninh Bình, duy trì nghề đan móc hộp cho 35 lao động nông nhàn có thu nhập từ 1,2 - 1,5 triệu đồng/người/tháng; đẩy mạnh phong trào thi đua “phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, hỗ trợ vốn vay, tạo việc làm. Đến nay tổng nguồn vốn Hội LHPN xã đang quản lý đạt 9,5 tỷ đồng, giúp hàng trăm lượt hộ vay đầu tư phát triển kinh tế”.

Cùng với đó, hội đã quan tâm xây dựng các mô hình tổ nhóm phụ nữ tiết kiệm tín dụng, tiết kiệm tại chỗ; thành lập 4 loại hình câu lạc bộ. Nhìn chung, các phong trào phụ nữ làm kinh tế được hội tập trung chỉ đạo theo hướng hỗ trợ, tập huấn kiến thức kinh doanh, sản xuất, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, duy trì và phát huy ngành nghề truyền thống, dạy nghề mới. Nhiều chị đã sử dụng đồng vốn vay đúng mục đích đạt hiệu quả trên các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, trang trại, kinh tế VAC đạt thu nhập từ 400 – 700 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho nhiều lao động trong xã. Tiêu biểu như gia đình chị Phạm Thị Thu, Đặng Thị Diễm thôn Đạt Tài 1; Lê Thị Chung thôn Đạt Tài 2; Lê Thị Thắm thôn Hà Thái... Các mô hình phát triển sản xuất của hội viên, phụ nữ xã đều gắn với nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên, chị em sản xuất, kinh doanh theo hướng thân thiện với môi trường, thực hiện sản xuất và tiêu dùng thực phẩm an toàn. Có thể nói phong trào thi đua phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững những năm qua đã giúp một bộ phận phụ nữ nông nhàn trên địa bàn xã có việc làm, thu nhập ổn định. Năm 2019, Hội LHPN xã đã giúp 7 hộ thoát nghèo, trong đó có 5 hộ phụ nữ làm chủ hộ thoát nghèo bền vững, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã xuống còn 2%.

Bài và ảnh: Lê Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]