(Baothanhhoa.vn) - Ông Vi Văn Năm ở thôn Diến, xã Xuân Thắng (Thường Xuân) chăm sóc rừng keo của gia đình. Những năm qua, thực hiện việc hỗ trợ gạo cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số tự nguyện trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) thay thế nương rẫy trên địa bàn hai huyện Thường Xuân, Mường Lát theo Quyết định 522/QĐ-TTg ngày 4-4-2013 và Quyết định 985/QĐ-TTg ngày 1-2-2016 của Thủ tướng Chính phủ đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn; công tác BV&PTR trên địa bàn ...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả hỗ trợ gạo cho công tác bảo vệ rừng

Ông Vi Văn Năm ở thôn Diến, xã Xuân Thắng (Thường Xuân) chăm sóc rừng keo của gia đình.

Những năm qua, thực hiện việc hỗ trợ gạo cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số tự nguyện trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) thay thế nương rẫy trên địa bàn hai huyện Thường Xuân, Mường Lát theo Quyết định 522/QĐ-TTg ngày 4-4-2013 và Quyết định 985/QĐ-TTg ngày 1-2-2016 của Thủ tướng Chính phủ đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn; công tác BV&PTR trên địa bàn hai huyện có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước xóa bỏ tập quán du canh du cư, đốt nương làm rẫy, tạo điều kiện để người dân yên tâm bám đất, bám rừng, ổn định cuộc sống, góp phần thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo.

Vừa chặt tỉa diện tích cây keo hơn 1 năm tuổi, ông Vi Văn Năm ở thôn Diến, xã Xuân Thắng, cho biết: Trước đây gia đình nhận khoán 3,5 ha rừng theo diện đất 02 của Nhà nước, trên diện tích này gia đình chủ yếu trồng cây keo, luồng, nhưng do chưa áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nên hiệu quả kinh tế không cao. Từ năm 2017, được sự tuyên truyền, hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp xã, gia đình tự mua giống keo tai tượng trồng 1,1 ha và thuộc hộ gia đình được Nhà nước hỗ trợ gạo theo chính sách hỗ trợ gạo cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số nhận trồng, chăm sóc bảo vệ rừng, mỗi tháng mỗi nhân khẩu trong gia đình được Nhà nước hỗ trợ 7 kg gạo. Qua đó, giúp gia đình có điều kiện chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

Thực hiện việc hỗ trợ gạo cho các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trên địa bàn các huyện Thường Xuân, Mường Lát, giai đoạn 2013 - 2017 đã có 11.189 hộ được hỗ trợ trên 14.696 tấn gạo, trong đó huyện Thường Xuân 1.189 tấn, cho 4.663 hộ, Mường Lát trên 12.796 tấn, cho 6.526 hộ. Sau 5 năm triển khai chính sách hỗ trợ gạo cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số 2 huyện trên đã trồng, chăm sóc, bảo vệ được 19.897 ha, trong đó huyện Mường Lát trồng trên 15.619 ha, huyện Thường Xuân trồng 4.278 ha, qua đó góp phần nâng cao độ che phủ rừng, bước đầu đã tạo được vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng gần 20.000 ha, trong đó chủ yếu là diện tích rừng trồng gỗ lớn, gồm các cây keo, xoan... đến chu kỳ khai thác, ước tính sản lượng có thể đạt 2.400.000 m3 gỗ, đủ khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định cho ngành chế biến gỗ phát triển, phục vụ nhu cầu tiêu dùng, dân sinh, kinh tế địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành dịch vụ, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái phát triển...

Việc hỗ trợ gạo cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số tự nguyện trồng, chăm sóc, BV&PTR thay thế nương rẫy đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.


Bài và ảnh: Khánh Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]