(Baothanhhoa.vn) - Có xuất phát điểm kinh tế thấp nhất so với các xã trong huyện, nhưng với sự quan tâm chỉ đạo của huyện ủy, UBND huyện; sự chung sức, đồng lòng của cấp ủy, chính quyền và toàn thể Nhân dân, công tác giảm nghèo ở xã Thạch Lâm (Thạch Thành) đã có chuyển biến rõ rệt.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả giảm nghèo ở xã 135

Có xuất phát điểm kinh tế thấp nhất so với các xã trong huyện, nhưng với sự quan tâm chỉ đạo của huyện ủy, UBND huyện; sự chung sức, đồng lòng của cấp ủy, chính quyền và toàn thể Nhân dân, công tác giảm nghèo ở xã Thạch Lâm (Thạch Thành) đã có chuyển biến rõ rệt.

Hiệu quả giảm nghèo ở xã 135

Ông Nguyễn Đình Tính, ở thôn Biện, xã Thạch Lâm được hỗ trợ vay vốn ngân hàng chính sách xã hội đầu tư mô hình gia trại nuôi gà thương phẩm kết hợp lợn thương phẩm.

Nếu như năm 2016 toàn xã có 339 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 53,3%; hộ cận nghèo 109 hộ, chiếm 17,1% thì đến năm 2019 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 60 hộ, chiếm 9,2%; cận nghèo 219 hộ, chiếm 33,9%. Để có được kết quả này, tại Đại hội Đảng bộ xã Thạch Lâm khóa XXI, nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh và bền vững.

Hằng năm, căn cứ vào kế hoạch của UBND huyện, xã giao chỉ tiêu giảm nghèo cho các thôn. Đồng thời tiến hành điều tra, xác định rõ nguyên nhân nghèo đến từng hộ, từ đó đưa ra các giải pháp giảm nghèo phù hợp. Với những hộ thiếu vốn sẽ đấu mối với ngân hàng tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất, chăn nuôi và các nhu cầu khác. Những hộ thiếu phương tiện sản xuất, kinh doanh, thông qua các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và nguồn vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ hộ nghèo được vay vốn tín dụng để mua sắm phương tiện sản xuất, kinh doanh. Những hộ thiếu kinh nghiệm làm ăn, chưa có tay nghề được tư vấn hướng nghiệp, học nghề tại chỗ và tại trường trung cấp nghề. Thông qua việc tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, cách thức làm ăn cho hộ nghèo, người nghèo, đồng thời phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể để hỗ trợ, hướng dẫn, giúp đỡ những hộ nghèo thiếu kiến thức, kinh nghiệm phát triển sản xuất, kinh doanh. Với những hộ nghèo do thiếu việc làm, xã tuyên truyền, vận động để họ đi xuất khẩu lao động và tập trung tuyên truyền cho phụ nữ trong độ tuổi từ 18 đến 35 tham gia học nghề may công nghiệp để làm công nhân cho Công ty TNHH S&H Vina Thạch Thành, Nhà máy may xuất khẩu Thạch Tượng. Đối với những hộ nghèo do thiếu lao động, đông người ăn theo hoặc chây lười lao động được cấp ủy, chính quyền phối hợp với MTTQ và các tổ chức hội, đoàn thể xã, thôn, phát huy vai trò của các trưởng thôn, trưởng họ, những người có uy tín trong cộng đồng tuyên truyền, hướng dẫn, động viên, giúp đỡ để họ tích cực tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế; phê phán những hộ gia đình có sức lao động, có đất sản xuất nhưng chây lười lao động, từng bước xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ của Nhà nước; khen thưởng, khích lệ, động viên kịp thời hộ nghèo, thôn nghèo có sáng kiến nỗ lực vươn lên thoát nghèo, duy trì được việc thoát nghèo bền vững và những mô hình làm tốt công tác đỡ đầu, trợ giúp các gia đình thoát nghèo...

Với lợi thế có diện tích đất lâm nghiệp lớn, phù hợp cho phát triển chăn nuôi dưới tán rừng, xã lựa chọn những sản phẩm chủ chốt trong phát triển chăn nuôi như ong, dê, gà đồi, lợn Mường... Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại gắn với nâng cao chất lượng gia súc, gia cầm. Tận dụng đối đa mặt nước ao, hồ để phát triển nuôi trồng thủy sản. Trong sản xuất nông nghiệp, xã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, tăng cường các biện pháp thâm canh, xen canh, đưa các giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Chuyển đổi diện tích đất trồng lúa 1 vụ kém hiệu quả sang trồng cỏ, trồng cây có múi tại các thôn Nội Thành, Nghéo, Đồi, Biện. Phối hợp, đấu mối với trường trung cấp nghề mở các lớp đào tạo nghề lĩnh vực nông, lâm nghiệp; mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho hộ nghèo, cận nghèo.

Được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự nhiên, trong đó có thác Mây với vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ, thuận lợi cho phát triển du lịch, nhất là từ khi thác Mây được công nhận là điểm du lịch cấp tỉnh, xã đã xác định du lịch là một mũi nhọn trong phát triển kinh tế. Ông Phạm Văn Mạnh, chủ tịch UBND xã, cho biết: Với lợi thế đó, xã tập trung phát triển du lịch sinh thái; khuyến khích bà con, trong đó có hộ nghèo, cận nghèo là người dân tộc thiểu số trực tiếp mở các dịch vụ phục vụ khách du lịch, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo và bảo tồn nét văn hóa, giữ nguyên vẹn giá trị truyền thống, tạo sinh kế lâu dài cho bà con. Trong thời gian tới, cùng với sự quan tâm tạo điều kiện của cấp trên, sự đồng thuận của Nhân dân, xã sẽ tăng cường quảng bá du lịch; kêu gọi thu hút các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn, kết hợp với thực hiện các giải pháp khác, phấn đấu đến năm 2025 thoát khỏi xã nghèo và được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Bài và ảnh: Mai Phương


Bài và ảnh: Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]