(Baothanhhoa.vn) - Đau là triệu chứng cơ năng thường gặp ở rất nhiều bệnh thuộc các chuyên ngành khác nhau như thần kinh, cơ – xương – khớp, phẫu thuật, chấn thương, ung bướu... Triệu chứng này là nguyên nhân đầu tiên khiến người bệnh đến khám và nhập viện. Triệu chứng này có thể không đe dọa đến sự sống nhưng nếu không được quan tâm chữa trị tận gốc thì nó là nguyên nhân dẫn đến sự tàn phế, mất khả năng lao động.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả bước đầu điều trị chống đau ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Đau là triệu chứng cơ năng thường gặp ở rất nhiều bệnh thuộc các chuyên ngành khác nhau như thần kinh, cơ – xương – khớp, phẫu thuật, chấn thương, ung bướu... Triệu chứng này là nguyên nhân đầu tiên khiến người bệnh đến khám và nhập viện. Triệu chứng này có thể không đe dọa đến sự sống nhưng nếu không được quan tâm chữa trị tận gốc thì nó là nguyên nhân dẫn đến sự tàn phế, mất khả năng lao động.

Điều trị chống đau cho bệnh nhân.

Tại một số quốc gia phát triển, các phương pháp chống đau cho người bệnh rất được quan tâm và phát triển. Điển hình như các mô hình chống đau tại các bệnh viện của Nhật Bản. Ở Việt Nam, triệu chứng đau chưa được quan tâm đúng mức, nhiều bệnh nhân đang phải chịu nhiều cơn đau đớn hành hạ, nhất là sau những ca mổ lớn như phẫu thuật tim, thay khớp háng, thay khớp gối, cắt dạ dày, cắt đại tràng..; đau do di chứng bệnh zona thần kinh, đau do ung thư giai đoạn cuối hay do thoát vị đĩa đệm cột sống...

Theo kết quả nghiên cứu tại 48 tỉnh, thành phố trong cả nước thì 70% bệnh nhân đau mãn tính. Tại Thanh Hóa, số lượng bệnh nhân đau mãn tính chiếm phần lớn và ngày càng tăng, chủ yếu liên quan đến các bệnh về xương khớp, thần kinh. Nhận thức được nhu cầu cấp thiết về hoạt động chống đau, năm 2017, đơn nguyên giảm đau thuộc Khoa Gây mê hồi sức Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã được thành lập. Bên cạnh nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng, đem lại niềm vui và niềm tin cho người bệnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tăng cường áp dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc phối hợp với các phương pháp điều trị khác nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. Bệnh viện đã chủ động mời các chuyên gia giỏi đầu ngành về trực tiếp đào tạo, thăm khám, chuyển giao kỹ thuật, cử cán bộ đi học ở các trung tâm đầu ngành trong nước và nước ngoài, từ đó chất lượng chuyên môn của y, bác sĩ đã được nâng lên rõ rệt. Chỉ tính riêng năm 2017, đơn nguyên đã điều trị đau sau mổ cho hơn 800 lượt bệnh nhân và đã đạt được những hiệu quả thành công, người bệnh không còn phải chịu đau đớn sau những ca phẫu thuật lớn phức tạp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và mang lại sự hài lòng cho người bệnh, người bệnh trong tỉnh có thêm một cơ sở điều trị uy tín, không phải chuyển tuyến trên điều trị.

Để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của người bệnh, nhất là giảm bớt những cơn đau đớn của người bệnh trong quá trình điều trị, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh và giảm gánh nặng cho xã hội, mới đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã khai trương phòng khám chống đau theo mô hình Nhật Bản, do Ths, Bs Lâm Tiến Tùng, Trưởng đơn nguyên giảm đau Khoa Gây mê hồi sức – bác sĩ từng tu nghiệp về chống đau lâm sàng tại Nhật Bản phụ trách. Phòng khám tiếp nhận điều trị chống đau cho những mặt bệnh, như: Đau do zona thần kinh, đau lưng do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, đau do ung thư giai đoạn cuối, đau sau mổ dai dẳng, đau sau chấn thương, các loại đau mạn tính kéo dài khác, tư vấn và điều trị đau sau mổ... Từ tháng 8-2018 đến nay đã có trên 50 bệnh nhân được can thiệp điều trị đau. Nhiều kỹ thuật cao được thực hiện như tiêm ngoài màng cứng đốt sống cổ, tiêm dễ thần kinh cổ, tiêm dây thần kinh số 5 trong điều trị đau dây thần kinh mặt, tiêu đau quanh khớp vai, tiêm phong bế thần kinh liên sườn, tiêm cồn trong điều trị đau ung thư giai đoạn cuối... Đây sẽ là địa chỉ tin cậy về chất lượng dịch vụ cho nhân dân trong tỉnh.

Chị Nguyễn Thị Thu, đang điều trị tại phòng khám chia sẻ: Tôi bị thoát vị đĩa đệm 3 đốt, rách dây chằng, đau lưng phải cúi còng, liệt không vận động được, được bạn bè giới thiệu tôi đến phòng khám và được điều trị làm thủ thuật của liệu trình chống đau theo phương pháp của Nhật, không có tác dụng phụ... đến nay đã đỡ nhau nhiều, không bị còng lưng nữa, có thể đi lại nhẹ.

Ths, Bs Lâm Tiến Tùng, Trưởng đơn nguyên giảm đau Khoa Gây mê hồi sức, cho biết: Triệu chứng đau được xem là dấu hiệu sinh tồn thứ 5 bên cạnh nhịp tim, nhịp thở, huyết áp và nhiệt độ của bệnh nhân, ngày nay, nó được xem là triệu chứng rất quan trọng và có ý nghĩa lớn trong thực hành lâm sàng; là dấu hiệu chỉ điểm giúp người thầy thuốc định hướng đến chuẩn đoán bệnh. Sự ra đời của mô hình lâm sàng đơn vị chống đau là bước đi tiên phong, đúng hướng để vừa nghiên cứu chuyên sâu về đau cũng như triển khai nhiều phương pháp, kỹ thuật chống đau mới giúp điều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.


Bài và ảnh: Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]