(Baothanhhoa.vn) - Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ước tính có khoảng 1,6 tỷ người đang sinh sống trong khu vực thiếu hụt i-ốt, trong đó tỷ lệ mắc bệnh toàn cầu là 12%. Số người bị mắc bệnh bướu cổ nhiều nhất ở các nước châu Á, châu Phi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hãy dùng muối và các chế phẩm có i-ốt để bảo vệ sức khỏe

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ước tính có khoảng 1,6 tỷ người đang sinh sống trong khu vực thiếu hụt i-ốt, trong đó tỷ lệ mắc bệnh toàn cầu là 12%. Số người bị mắc bệnh bướu cổ nhiều nhất ở các nước châu Á, châu Phi.

Nhân viên y tế xã Trung Lý (Mường Lát) truyền thông về việc sử dụng muối i-ốt trong chế biến bữa ăn hàng ngày phòng các bệnh do thiế hụt i-ốt gây ra cho người dân.

Tại Đông Nam Á, có khoảng 175 triệu người bướu cổ, chiếm 16,7% tổng số người bị bướu cổ của thế giới. Việt Nam là nước nằm trong khu vực thiếu i-ốt. Công tác phòng chống các rối loạn do thiếu hụt i-ốt ở Việt Nam đã triển khai thực hiện trên toàn quốc từ năm 1994, với biện pháp bao phủ muối i-ốt toàn dân, muối i-ốt được sử dụng thay muối thường, cung cấp đủ lượng i-ốt cần thiết đưa vào cơ thể hàng ngày. Đến năm 2005, Việt Nam đã thanh toán được tình trạng thiếu i-ốt ở cấp quốc gia (92,3% các hộ gia đình dùng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh, tỷ lệ bướu cổ ở trẻ em là 3,6%).

Tuy nhiên, sau khi kết thúc Chương trình quốc gia phòng chống bướu cổ (năm 2006), người dân ở nhiều địa phương bắt đầu sao nhãng việc sử dụng muối i-ốt và các bệnh rối loạn do thiếu hụt i-ốt có xu hướng quay trở lại. Để hạn chế các bệnh rối loạn do thiếu hụt i-ốt, nhiều năm qua, ngành y tế tỉnh đã triển khai các biện pháp: Khám, phát hiện và điều trị ngoại trú cho các bệnh nhân bị bệnh rối loạn do thiếu hụt i-ốt; giám sát chất lượng muối i-ốt tại nơi sản xuất, tại hộ gia đình và thị trường; tuyên truyền phòng, chống các rối loạn do thiếu i-ốt trên các phương tiện thông tin đại chúng... Qua đó đã góp phần giảm tỷ lệ mắc bướu cổ và các rối loạn do thiếu hụt i-ốt.

Ông Hồ Văn Trọng, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mường Lát cho biết: Những năm qua, để nâng cao nhận thức của người dân về việc sử dụng muối i-ốt và các chế phẩm có chứa i-ốt trong bữa ăn hàng ngày, huyện luôn chú trọng công tác tuyên truyền đến người dân. Ngành y tế phối hợp với các tổ chức đoàn thể lồng ghép triển khai các hoạt động truyền thông, tuyên truyền thường xuyên thông qua các buổi giao lưu, mít tinh kỷ niệm bằng nhiều hình thức phong phú. Hàng năm, trung tâm y tế huyện tập huấn chuyên môn cho cán bộ cơ sở về tuyên truyền người dân sử dụng muối i-ốt thay muối thường; tại các cửa hàng tạp hóa, ở các chợ, muối ăn có trộn i-ốt và các chế phẩm chứa muối i-ốt được bày bán rộng khắp, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Những nỗ lực của các cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể cơ sở trong việc tuyên truyền, vận động người dân dùng muối i-ốt đã góp phần nâng số hộ sử dụng muối i-ốt đạt trên 90%, chương trình phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt trong đó có bệnh bướu cổ trên địa bàn huyện gần như đã hoàn thành.

Thanh Hóa được đánh giá là tỉnh hoàn thành tốt mục tiêu chương trình quốc gia về thanh toán các rối loạn do thiếu i-ốt vào năm 2005. Tuy nhiên, điều đáng lo là vẫn còn nhiều người dân chưa biết nhiều về lợi ích của muối i-ốt nên đã sử dụng muối thường trong chế biến thức ăn... khiến cho những kết quả đạt được chưa thực sự bền vững, tình trạng thiếu i-ốt đang có nguy cơ quay trở lại. Do đó, việc tăng cường tuyên truyền để người dân biết và thực hành sử dụng muối i-ốt là vấn đề luôn được ngành y tế quan tâm đẩy mạnh qua các hoạt động tuyên truyền tới các bà mẹ, bà nội trợ về phòng, chống các rối loạn do thiếu hụt i-ốt thông qua việc sử dụng thường xuyên muối i-ốt và chế phẩm có i-ốt. Để duy trì bền vững các mục tiêu phòng chống các rối loạn do thiếu hụt i-ốt gây ra, hàng năm Bệnh viện Nội tiết tỉnh đều tăng cường triển khai các hoạt động khám, phòng chống các rối loạn do thiếu hụt i-ốt gây ra; tổ chức tuyên truyền về các rối loạn do thiếu i-ốt lồng ghép với các buổi tuyên truyền phòng chống các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường; phối hợp với các trạm y tế, cán bộ chuyên trách cấp xã, phường, thị trấn tổ chức nói chuyện chuyên đề, cấp phát sổ tay truyền thông; tổ chức giám sát chất lượng muối i-ốt tại nơi sản xuất; tập huấn chuyên môn cho cán bộ cơ sở về kiểm tra, giám sát chất lượng muối tại cộng đồng, phát hiện, phân loại các bệnh do thiếu hụt i-ốt gây ra... Theo đó, định kỳ hàng tuần đơn vị tổ chức giám sát, lấy mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra chất lượng muối i-ốt tại nơi sản xuất là Công ty CP Muối VISACO Thanh Hóa và Công ty CP Muối Hải Châu, tỷ lệ đạt chuẩn chiếm 97%; hàng năm lấy mẫu muối i-ốt tại hộ gia đình thử kít xác định hàm lượng đều đạt tiêu chuẩn chất lượng. Trong năm 2018, Bệnh viện Nội tiết tỉnh đã tiến hành khám bệnh bướu cổ học đường cho 8.267 học sinh tại 37 trường tiểu học/37 xã, phường, phát hiện 252 trường hợp mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 3,04%. Hàng năm, có khoảng 70.000 lượt khám bệnh ngoại trú tại bệnh viện, trong đó điều trị nội trú gần 5.000 lượt, mổ bướu cổ gần 800 ca. Đặc biệt từ đầu năm 2017, bệnh viện đã được chuyển giao, triển khai kỹ thuật phẫu thuật nội soi tuyến giáp và đã có hàng chục ca được phẫu thuật thành công ngay tại bệnh viện không phải chuyển lên tuyến trên.

Hưởng ứng Ngày toàn dân mua và sử dụng muối i-ốt năm nay, ngành y tế đã tập trung xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện đợt truyền thông cao điểm trong cộng đồng nhằm huy động sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, quan tâm chỉ đạo sát sao và thực hiện hiệu quả các hoạt động nhằm duy trì bền vững các mục tiêu chương trình phòng chống rối loạn do thiếu hụt i-ốt trong thời gian tới.


Bài và ảnh: Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]