(Baothanhhoa.vn) - Hậu Lộc là vùng đất giàu lịch sử văn hóa, truyền thống cách mạng. Trong các cuộc kháng chiến, toàn huyện đã có hơn 3 vạn lượt thanh niên lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; hàng chục vạn người đi dân công tiếp vận, thanh niên xung phong, phục vụ chiến đấu. Trong đó, gần 3.000 người con yêu quý của quê hương đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của dân tộc, 2.800 người để lại một phần xương máu của mình ở khắp các chiến trường... Đóng góp sức người, sức của, sự hy sinh xương máu của các anh hùng liệt sĩ, các thương binh, bệnh binh đã góp phần tô thắm thêm truyền thống cách mạng của quê hương.

Hậu Lộc son sắt nghĩa tình

Hậu Lộc là vùng đất giàu lịch sử văn hóa, truyền thống cách mạng. Trong các cuộc kháng chiến, toàn huyện đã có hơn 3 vạn lượt thanh niên lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; hàng chục vạn người đi dân công tiếp vận, thanh niên xung phong, phục vụ chiến đấu. Trong đó, gần 3.000 người con yêu quý của quê hương đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của dân tộc, 2.800 người để lại một phần xương máu của mình ở khắp các chiến trường... Đóng góp sức người, sức của, sự hy sinh xương máu của các anh hùng liệt sĩ, các thương binh, bệnh binh đã góp phần tô thắm thêm truyền thống cách mạng của quê hương.

Hậu Lộc son sắt nghĩa tình

Lãnh đạo huyện Hậu Lộc và các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương tặng quà gia đình chính sách, người có công ở xã Hoa Lộc.

Năm 2000, huyện Hậu Lộc vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân. Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, cùng với chính sách ưu đãi của Nhà nước, phong trào chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công trên địa bàn huyện Hậu Lộc đã và đang trở thành việc làm thường xuyên, mang ý nghĩa thiết thực.

Bác Nguyễn Tuấn Thìn, 71 tuổi, là thương binh 21% và bệnh binh 61%, sinh sống ở phố Hòa Bình, thị trấn Hậu Lộc, bộc bạch: “Tôi tham gia chiến đấu ở chiến trường phía Nam từ năm 1968 trong kháng chiến chống Mỹ. Hiện nay, tôi được hưởng trợ cấp 2,5 triệu đồng mỗi tháng. Các chế độ, chính sách của tôi đều được chi trả đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng. Cứ 2 năm một lần, tôi lại được huyện tổ chức cho đi tham quan, nghỉ mát. Vào các ngày lễ, tết, tôi luôn được sự quan tâm của các ngành, các cấp, các tổ chức và cá nhân trong xã, trong huyện đến động viên, thăm hỏi, tặng quà. Điều đó giúp tôi có thêm động lực, vững tin vượt qua những khó khăn trong cuộc sống”.

Chủ tịch UBND thị trấn Hậu Lộc Nguyễn Xuân Trường cho biết: Thị trấn hiện có 406 đối tượng chính sách, người có công, trong đó có 167 thương binh, bệnh binh. Trong dịp kỷ niệm Ngày Thương binh – Liệt sĩ năm nay, thị trấn tiếp tục chỉnh trang các nhà bia liệt sĩ, tổ chức tặng quà cho các đối tượng chính sách, quan tâm người có công về chế độ, chính sách, đặc biệt về nhà ở, hỗ trợ các gia đình khó khăn, kêu gọi các đoàn thể, các doanh nghiệp trên địa bàn chung tay chăm sóc người có công, làm tốt Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”; khen thưởng các gia đình thương binh có thành tích trong sản xuất, phát triển kinh tế, đóng góp xây dựng các phong trào, hoạt động, chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở địa phương...

Toàn huyện Hậu Lộc hiện có 4.041 đối tượng người có công đang hưởng trợ cấp thường xuyên. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân trong huyện luôn làm tốt công tác chăm sóc người có công, gia đình chính sách bằng tấm lòng son sắt, nghĩa tình. Hàng năm, nguồn Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” các cấp lên đến hàng trăm triệu đồng đã góp phần hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở, tu sửa nghĩa trang, nhà bia tưởng niệm liệt sĩ, tặng sổ tiết kiệm, thăm hỏi động viên gia đình người có công khi gặp khó khăn, tặng quà người có công nhân dịp lễ, tết.

Năm nay, kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7-1947 - 27-7-2022), huyện Hậu Lộc đã chủ động xây dựng sớm kế hoạch tổ chức các hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Huyện coi đây là dịp để các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và toàn dân tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, vận động mọi nguồn lực của xã hội để hỗ trợ người có công cải thiện nhà ở, phát triển sản xuất, đào tạo nghề, tạo việc làm, bảo đảm ổn định đời sống vật chất bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của Nhân dân địa phương nơi cư trú. Đồng thời, giáo dục truyền thống cách mạng, nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đoàn thể và Nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bên cạnh đó, huyện thực hiện tốt chính sách, chế độ đối với người có công với cách mạng. Các cấp, các ngành thực hiện nghiêm Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; nghị định của Chính phủ về chính sách, chế độ ưu đãi đối với thương binh, thân nhân liệt sĩ, người có công, đảm bảo chi trả đúng, đủ, kịp thời. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết kịp thời các đơn thư liên quan đến thực hiện chế độ, chính sách người có công. Tiếp tục tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, tu bổ, sửa chữa, nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm liệt sĩ. Thực hiện chương trình xác định ADN của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để báo tin phần mộ liệt sĩ đến thân nhân liệt sĩ. Tiếp tục xây dựng xã, thị trấn làm tốt công tác thương binh - liệt sĩ và người có công với cách mạng. Phấn đấu 100% hộ gia đình người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của Nhân dân địa phương nơi cư trú. Đẩy mạnh hơn nữa các phong trào xây dựng nhà tình nghĩa và sửa chữa nhà cho đối tượng chính sách; chăm sóc sức khỏe, ổn định đời sống thương, bệnh binh nặng, đối tượng chính sách có hoàn cảnh khó khăn; phong trào phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và thân nhân liệt sĩ già yếu cô đơn, hỗ trợ thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công thuộc diện khó khăn trong cuộc sống; xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”; trao tặng sổ tiết kiệm nhà tình nghĩa. Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện tổ chức trao tiền làm nhà mới và sửa chữa nhà cho các đối tượng là người có công gặp khó khăn về nhà ở với tổng trị giá 1,52 tỷ đồng, trong đó 25 nhà làm mới, mỗi nhà trị giá 40 triệu đồng và 26 nhà sửa chữa, mỗi nhà trị giá 20 triệu đồng.

Cùng với các hoạt động trên, huyện sẽ tổ chức lễ dâng hương các anh hùng liệt sĩ; tổ chức lễ kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, biểu dương người có công tiêu biểu và các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác “đền ơn đáp nghĩa”; tổ chức lễ cầu siêu và thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ; tổ chức các đoàn thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng người có công với cách mạng tại các xã, thị trấn.

Ông Bùi Ngọc Tú, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Hậu Lộc, cho biết: Thực hiện kế hoạch của huyện, phòng đã và đang phối hợp với các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với người có công với cách mạng. Phát động toàn thể cán bộ, công chức của ngành, đoàn viên thanh niên và Nhân dân có những việc làm thiết thực nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ và người có công với cách mạng. Tự hào với truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng của quê hương, huyện phấn đấu làm tốt công tác chăm sóc người có công, gia đình chính sách bằng tất cả tình cảm, trách nhiệm, tấm lòng tri ân son sắt, nghĩa tình đối với sự cống hiến, hy sinh cao cả của các thế hệ cha anh.

Bài và ảnh: Nguyễn Ngọc


Bài và ảnh: Nguyễn Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]