(Baothanhhoa.vn) - Những đứa trẻ được tổ chức nhân đạo phi lợi nhuận phẫu thuật nụ cười (Operation Smile Việt Nam) tài trợ, có những số phận và hoàn cảnh khác nhau. Song, ở chúng có chung một nỗi bất hạnh là cảnh nghèo và những khiếm khuyết trên khuôn mặt. Để rồi khi được những tấm lòng nhân ái tài trợ, phẫu thuật “hàn gắn” lại nụ cười, các em đã tìm lại được nhiều niềm vui sống.

Tin liên quan

Đọc nhiều

“Hàn gắn” nụ cười trên môi trẻ thơ

“Hàn gắn” nụ cười trên môi trẻ thơ

Để trẻ bị dị tật sứt môi, hở vòm được trả lại nụ cười nguyên vẹn rất cần sự chung tay của các nhà hảo tâm, các tổ chức, các doanh nghiệp giúp các em có một cuộc sống hòa nhập, tự tin. (Ảnh minh họa)

Những đứa trẻ được tổ chức nhân đạo phi lợi nhuận phẫu thuật nụ cười (Operation Smile Việt Nam) tài trợ, có những số phận và hoàn cảnh khác nhau. Song, ở chúng có chung một nỗi bất hạnh là cảnh nghèo và những khiếm khuyết trên khuôn mặt. Để rồi khi được những tấm lòng nhân ái tài trợ, phẫu thuật “hàn gắn” lại nụ cười, các em đã tìm lại được nhiều niềm vui sống.

Nỗi đau người mẹ

Có mặt tại buổi khám sàng lọc cho trẻ dị tật tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, chúng tôi tình cờ nghe được câu chuyện buồn của chị Lê Thị Ngân, xã Thiệu Long (Thiệu Hóa). Nựng đứa con gầy guộc, đen sạm trên tay, chị Ngân trải lòng: Nhà nghèo, tôi lại bị dị tật bẩm sinh từ nhỏ. Nhờ mai mối, nên năm 2017 cũng lấy được chồng. Nhưng anh chồng, tính nết không bình thường nên chẳng đỡ đần được gì cho vợ. Hai năm sau ngày cưới, chị Ngân mới sinh. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang! Em bé giống mẹ, cũng bị sứt môi hở vòm rộng. Như cật nứa cứa vào lòng, chị gắng gượng để nuôi đứa con gái là Trịnh Thu Hà. Ôm chặt con vào lòng, chị bùi ngùi: “Khổ lắm cô ạ. Cháu ăn uống, nói năng rất khó khăn vì vết sứt quá rộng”. Thương con, chị trách cái nghèo, cái khổ mà đành phải cam phận. Những lúc nhìn con thơ ngây cười mà lòng dạ như muối xát. Chị nghẹn ngào: “Cả đời tôi chỉ có một ước mong duy nhất đó là cho cháu nụ cười vẹn nguyên thôi!”.

Cùng chung nỗi đau như chị Ngân là chị Nguyễn Thị Nhung, xã Yên Tâm (Yên Định). Lập gia đình được hơn 1 năm, năm 2017, chị Nhung sinh con gái đầu lòng là cháu Trịnh Thảo Ngân. Khi con được gần 2 tuổi, đứa trẻ ngày càng khó ăn, khó nói, chị cho con đi khám, các bác sĩ kết luận cháu bị dị tật hở hàm ếch rộng, do trong quá trình mang thai mẹ bị cảm cúm và uống quá nhiều thuốc tây. Chị Nhung tâm sự: Nghe mọi người mách dị tật của cháu có thể phẫu thuật được, tôi đã rất vui. Nhưng kinh tế khó khăn, hai vợ chồng chỉ trông chờ vào vài sào ruộng nên không đủ tiền để cho con phẫu thuật. Tôi đành âm thầm nhìn con lớn lên từng ngày mà xót xa. May sao được sự quan tâm của các cấp chính quyền nên mẹ con tôi mới có mặt tại đây. Tôi mong có nhiều chương trình như thế này và nhiều nhà tài trợ, để đem lại nụ cười cho những đứa trẻ bị tật như con tôi.

Đã hơn mười năm, kể từ khi con gái Vũ Thị Hoàng Y ra đời, chưa ngày nào chị Hoàng Thị Thân, xã Thăng Bình (Nông Cống) có được niềm vui trọn vẹn. Bởi khi sinh ra, cô con gái bé bỏng của chị đã bị dị tật ở miệng. Khổ nhất là tật nói ngọng, ở nhà không sao nhưng cứ đi học là lại bị bạn bè chọc ghẹo. Nhiều hôm thấy con đi về úp mặt vào gối khóc mà lòng người mẹ quặn đau. Do luôn mặc cảm, ngại ngùng, tự ti nên Y luôn lầm lũi trong nhà như một cái bóng. Chị Thân nghẹn ngào: Gần 10 năm nay, chị chỉ mong muốn một ngày nào đó được nghe tiếng gọi “Mẹ!” của cô con gái thật tròn vành, rõ chữ. Đã bao đêm chị thầm ước mơ sẽ có phép màu kì diệu nào đó để con có nụ cười lành lặn như bao đứa trẻ bình thường khác.

Hoàn cảnh của chị Ngân, chị Thân, chị Nhung cũng giống như hoàn cảnh của hàng trăm bà mẹ có những đứa con bị dị tật. Họ luôn hy vọng sẽ có thêm nhiều nhà hảo tâm giúp đỡ để trả lại nụ cười trong trẻo cho những đứa trẻ thơ ngây, tội nghiệp.

Thắp lên niềm hy vọng

Với mong muốn mang lại cho trẻ em Việt Nam một khuôn mặt tươi tắn và khỏe mạnh, nhiều năm qua, tổ chức Operation Smile Việt Nam đã đồng hành cùng Quỹ Bảo trợ trẻ em (BTTE) (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) tỉnh, tổ chức nhiều đợt phẫu thuật trả lại nụ cười cho trẻ bị dị tật vùng hàm, mặt và di chứng dị tật bẩm sinh sứt môi hở hàm ếch tại Thanh Hóa nói riêng và toàn quốc nói chung, góp phần mang lại cuộc sống lành lặn cho các em. Ngoài chữa trị miễn phí, tổ chức này còn tạo điều kiện giúp đỡ các bác sĩ Việt Nam trong việc nâng cao chuyên môn và học hỏi từ các đồng nghiệp nước ngoài. Theo số liệu thống kê của Quỹ BTTE tỉnh, từ năm 2015 đến nay, cùng với các hoạt động như: Phẫu thuật dị tật vận động, phẫu thuật sứt môi, hở hàm ếch, khuyết lợi, sửa vòm, tách lưỡi dị tật tai, phẫu thuật đem lại ánh sáng cho trẻ..., quỹ đã vận động và tổ chức trên 10 đợt phẫu thuật, trả lại nụ cười cho hàng trăm trẻ em bị dị tật vận động, sứt môi, hở hàm ếch. Ngoài việc được miễn phí hoàn toàn chi phí phẫu thuật (5 - 7 triệu đồng/ca), các gia đình còn được hỗ trợ thêm tiền ăn và chi phí đi đường.

Trao đổi với chúng tôi chung quanh vấn đề này, ông Nguyễn Công Hùng, Giám đốc Quỹ BTTE cho biết: Trẻ em bị sứt môi, hở hàm ếch đều ăn uống rất khó, dễ bị sặc, phần lớn các bà mẹ phải cho bú ở tư thế ngồi. Nhiều trường hợp phải cho ăn bằng dụng cụ nhỏ giọt, thậm chí phải dùng ống thông bơm sữa vào dạ dày. Thậm chí có trường hợp sứt môi kép, hở hàm ếch quá rộng, làm cho niêm mạc mũi phát triển không bình thường, không làm được nhiệm vụ ngăn bụi và sưởi ấm không khí đưa vào phổi. Đối với những trường hợp này, trẻ thường bị viêm phổi và có thể dẫn đến tử vong. Trẻ em bị sứt môi, hở hàm ếch chỉ có thể chữa trị được bằng phẫu thuật tạo hình. Nếu được mổ sớm bệnh sẽ ít bị biến chứng và đỡ ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ.

“Các em nhỏ bị dị tật sứt môi hở vòm có thể được trả lại nụ cười vẹn nguyên khi được phẫu thuật. Tại sao chúng ta lại không làm một điều gì đó mang lại cho các em niềm vui, niềm hạnh phúc?. Chúng tôi mong muốn các nhà hảo tâm, các tổ chức, các doanh nghiệp cùng chung tay giúp đỡ các em có một cuộc sống hòa nhập, tự tin. Từ tâm huyết của một con người làm công tác trẻ em, từ những tấm lòng nhiệt huyết, những việc làm nhân đạo có ý nghĩa của Tổ chức Operation Smile Việt Nam hôm nay, hy vọng từ đây các em bé thiệt thòi sẽ được bù đắp nhiều hơn nữa...”, ông Hùng bày tỏ.

Trần Hằng


Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]