(Baothanhhoa.vn) - Với nhiều gia đình Việt Nam, gói bánh chưng không chỉ là cách để gìn giữ gia phong, mà còn gìn giữ nét văn hóa truyền thống của Tết Việt!

Tin liên quan

Đọc nhiều

Gói bánh chưng - Nét văn hóa Việt ngày Tết

Với nhiều gia đình Việt Nam, gói bánh chưng không chỉ là cách để gìn giữ gia phong, mà còn gìn giữ nét văn hóa truyền thống của Tết Việt!

Gói bánh chưng - Nét văn hóa Việt ngày Tết

Gói bánh chưng, nét văn hóa của Tết Việt.

Ngày còn khỏe, mỗi lần ngồi gói bánh chưng với ông ngoại, ông luôn nói với tôi và mọi người: “Làm gì thì làm nhưng Tết phải gói được nồi bánh chưng. Gói bánh chưng mới có không khí Tết, … có nhiều cái hay lắm!”.

Hơn bốn mươi tuổi và hơn hai lăm năm gói bánh chưng Tết tôi luôn nghĩ về lời dặn của ông. Đúng là có được nồi bánh chưng thôi mà nhiều việc quá, cả nhà chung tay, ai cũng háo hức, cố gắng làm tốt phần việc của mình để có nồi bánh chưng đẹp và ngon.

Gói bánh chưng - Nét văn hóa Việt ngày Tết

Đậu xanh nguyên liệu không thể thiếu của bánh chưng.

Gói bánh chưng - Nét văn hóa Việt ngày Tết

Lá dong, lạt buộc và khuôn để gói bánh chưng.

Năm nay, ngày gói bánh chưng, mỗi người một việc, việc nào cũng phải cẩn thận, tỉ mỉ. Mẹ và vợ chuẩn bị gạo, đậu, lá dong, lạt nứa… rồi thì rửa lá, cắt lá; nào là đãi gạo, ngâm gạo, giã lá riềng xắc gạo; đãi - nấu đậu; chuẩn bị củi lửa, vị trí đặt bếp luộc bánh… còn tôi chuyên trách phần gói bánh, hai đứa nhỏ lăng xăng xem bố gói bánh và đợi bố gói cho mỗi đứa một cái bánh cua (bánh chưng nhỏ, luộc xong có thể ăn, còn bánh chưng phải để đến 30 Tết thắp hương gia tiên xong mới được ăn)… Chao ôi, không khí háo hức, mùi lá dong, mùi đậu xanh nấu, mùi nước lá riềng xóc gạo, mùi hành, hạt tiêu bắc, ngũ vị hương trộn thịt làm nhân thơm lừng… ôi “mùi không khí Tết”.

Gói bánh chưng - Nét văn hóa Việt ngày Tết

Không khí gia đình cũng trở nên nhộn nhịp, quây quần khi ngồi gói bánh chưng.

Con chị muốn có cái bánh cua to hơn, tôi bảo con: “Phải ngoan, học giỏi thì bánh cua mới to được!” Con bé hỏi: “Thế năm nào con cũng học giỏi thì bánh cua to như thế nào hả bố?” Tôi bảo: “Sẽ có đến lúc bánh cua to bằng bánh chưng đấy!?”. Cháu lập luận: “Nếu to bằng bánh chưng thì nó phải là bánh chưng chứ?” Tôi trả lời: “Đúng rồi, lúc đó các con đã lớn sẽ cần gói bánh cua nữa và gói bánh chưng không phải mỗi bố mà còn có con và em gói cùng”. Con bé ngồi tần ngần suy nghĩ, còn tôi cũng mong đợi từng ngày để con biết gói bánh chưng – Khi đó các con đã lớn, đã trưởng thành.

Gói bánh chưng - Nét văn hóa Việt ngày Tết

Lúc gói bánh và luộc bánh là thời gian các thành viên trong gia đình quây quần, vừa làm, vừa kể chuyện Tết xưa.

Lúc gói bánh và luộc bánh, (đặc biệt là luộc bánh đêm) là thời gian các thành viên trong gia đình quây quần, vừa làm, vừa kể chuyện Tết xưa, vừa bình luận chuyện nay, rồi tổng kết những cái làm được, rồi đề ra mục tiêu phấn đấu cho mỗi người năm sau…

Xã hội ngày càng phát triển, chuyên môn hóa ngày càng cao, cách mạng 4.0 yếu tố phi truyền thống ngày càng nhiều nên nhiều gia đình đã bỏ nét văn hóa gói bánh chưng. Để có bánh chưng trong 3 ngày Tết nhiều gia đình hiện nay lựa chọn cách đặt mua và bánh được “ship” đến tận nhà. Thế nhưng những thị vị về không gian văn hóa gia đình trong lúc quây quần gói bánh chưng, luộc bánh chưng – một trong những đặc trưng của Tết Việt nhiều gia đình sẽ không còn nữa.

Đặt bánh chưng lên bàn thờ chuẩn bị cho 30 Tết thắp hương cúng gia tiên, tôi thầm nhớ lời Ông dặn: “…phải gói bằng được nồi bánh chưng”, có lẽ đây cũng là cách để gìn giữ gia phong, gìn giữ văn hóa Việt!

Vương Mạnh Toàn


Vương Mạnh Toàn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]