(Baothanhhoa.vn) - Bước chuyển rõ nét nhất của giáo dục nghề nghiệp (GDNN) từ lượng sang chất thể hiện ở việc các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh đã năng động và đổi mới hơn trong công tác đào tạo, từ tuyển sinh đến giảng dạy gắn với tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo cũng như dựa trên nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giáo dục nghề nghiệp: Chuyển từ lượng sang chất

Giáo dục nghề nghiệp: Chuyển từ lượng sang chất

Giờ thực hành nghề điện công nghiệp tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Triệu Sơn.

Bước chuyển rõ nét nhất của giáo dục nghề nghiệp (GDNN) từ lượng sang chất thể hiện ở việc các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh đã năng động và đổi mới hơn trong công tác đào tạo, từ tuyển sinh đến giảng dạy gắn với tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo cũng như dựa trên nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp.

Là cơ sở GDNN của huyện Triệu Sơn, những năm qua mặc dù đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy nghề ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) Triệu Sơn thiếu về một số nghề, bộ môn, tuy nhiên ban giám đốc trung tâm cùng tập thể cán bộ, giáo viên đã cố gắng vượt qua khó khăn, huy động các nguồn lực, đặc biệt là liên kết với các tổ chức, đơn vị trên địa bàn để mở các lớp đào tạo nghề cho học sinh và Nhân dân huyện nhà. Hiện ở trung tâm có 845 học sinh với 17 lớp văn hóa và trên 90% học sinh tại trung tâm đều đăng ký học nghề với các nghề: may, điện công nghiệp, điện lạnh, nghề hàn, nấu ăn... Ông Lê Hữu Hải, giám đốc trung tâm cho biết: Nhà trường thường xuyên phối hợp với các trường trung cấp nghề trong và ngoài tỉnh để cho các em được lựa chọn những nghề phù hợp. Sau 3 năm học, các em tự tin với 2 bằng: văn hóa và bằng nghề.

Trong giai đoạn 2017-2020, mỗi năm trung tâm có gần 200 học sinh tốt nghiệp ra trường và tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo đạt trên 85%. Trong số này có 70% các em được các công ty và doanh nghiệp đón nhận về làm việc với thu nhập từ 5-10 triệu đồng/người/tháng, số còn lại tự tạo việc làm ngay tại gia đình. Để đạt được kết quả trên trong công tác tuyển sinh, trung tâm xác định số lượng dựa vào đăng ký nhưng cũng sàng lọc để chọn những em thực sự có tay nghề và trước khi cho các em chọn nghề, phải khảo sát nghề. Sau khi đăng ký, trung tâm sẽ tiến hành họp phụ huynh để thông báo cho phụ huynh biết về nguyện vọng của con em mình. Ngay khi có sự thống nhất của phụ huynh, trung tâm mới liên hệ với các đơn vị liên kết để phối hợp đào tạo nhằm bảo đảm chất lượng hơn. Những năm qua, trung tâm đã liên kết đào tạo với cơ sở GDNN như Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn, Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa, Trường Cao đẳng Công nghệ, kinh tế và Chế biến lâm sản Hà Nam...

Sau khi sáp nhập, Trung tâm GDNN-GDTX Quảng Xương luôn xác định chất lượng đào tạo gắn với 3 yếu tố đó là: Chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất. Trung tâm đã và đang tích cực đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, tăng cường thực hành, rèn luyện tay nghề cho người học ngay trên ghế nhà trường. Chỉ tính riêng trong năm học 2018-2019 và 2019-2020, trung tâm đã liên kết với Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định mở 7 lớp với 249 học sinh tham gia. Năm học 2019-2020 liên kết với Trường Cao đẳng Nghề Nghi Sơn mở 3 lớp với 83 học sinh, gồm các nghề: Điện công nghiệp, điện lạnh, điều hòa không khí... Ông Phạm Văn Nhất, phó giám đốc trung tâm, chia sẻ: Tỷ lệ học viên có việc làm sau đào tạo là trên 80% với mức thu nhập bình quân từ 5-7 triệu đồng/người/tháng. Hiện trung tâm có hệ thống phòng học và khu chức năng kiên cố, đội ngũ giáo viên có kiến thức, chuyên môn, đáp ứng được điều kiện dạy học nghề.

Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh hiện có 60 cơ sở GDNN và 32 cơ sở có hoạt động GDNN. Tính riêng trong năm 2019 đã đào tạo nghề cho 44.516 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trình độ cao đẳng đạt 90-95%, trình độ trung cấp đạt 85-90%. Tại hội nghị tổng kết công tác GDNN năm 2019, ông Nguyễn Quang Huy, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cho biết: Công tác GDNN đã từng bước chuyển đổi theo hướng tiếp cận sát với nhu cầu của thị trường lao động, gắn kết chương trình giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, xuất khẩu lao động và các mục tiêu khác. Đã có sự nhận thức tích cực của người lao động về học nghề. Các trường nghề đã tập trung đào tạo nhóm nghề có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường lao động. Hầu hết các cơ sở GDNN đã liên kết với doanh nghiệp trong việc đào tạo, giải quyết đầu ra cho học sinh, sinh viên khi tốt nghiệp. Điều này đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động, giúp người lao động có tay nghề cao, đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng lao động.

Mai Phương


Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]