(Baothanhhoa.vn) - Những ngày này nhiều phần quà đã được Đảng, Nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp trao đến thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng. Giá trị vật chất từ hoạt động tri ân là rất lớn, nhưng hơn thế, chính là giá trị tinh thần, khẳng định sự nhân văn của chế độ với những người có công với đất nước.

Giá trị tinh thần

Những ngày này nhiều phần quà đã được Đảng, Nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp trao đến thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng. Giá trị vật chất từ hoạt động tri ân là rất lớn, nhưng hơn thế, chính là giá trị tinh thần, khẳng định sự nhân văn của chế độ với những người có công với đất nước.

Giá trị tinh thần

Đoàn đại biểu Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh viếng Nghĩa trang liệt sỹ Hàm Rồng.

Một nhà báo người Mỹ mới đấy đã viết trên Báo Nhân Dân: “Có lẽ, không có quốc gia nào có nhiều nghĩa trang liệt sỹ như ở Việt Nam. Mỗi địa phương, từ xã đến huyện, tỉnh… đều có nghĩa trang liệt sỹ”.

Ông cho biết mình đã đi đến nhiều nghĩa trang liệt sỹ ở Việt Nam, tận mắt chứng kiến cuộc sống của thương bệnh binh, gia đình chính sách, qua tìm hiểu từ chính những nhân chứng sống, người thật việc thật, ông được biết Ðảng và Nhà nước Việt Nam có nhiều chế độ, chính sách, ưu đãi dành cho thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng. Khi thăm các cựu chiến binh, thương binh, ông thấy họ được cấp phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định tại bệnh viện. Với thương binh, căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người khi có khó khăn về nhà ở, đã được hỗ trợ cải thiện nhà ở; được chính quyền địa phương ưu tiên giao hoặc cho thuê đất, mặt nước, giao khoán bảo vệ và phát triển rừng; ưu tiên vay vốn để sản xuất, kinh doanh…

“Ăn quả nhớ người trồng cây” là truyền thống, đạo lý tốt đẹp ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam, qua thời gian điều đó càng được nhân lên.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân và gia đình liệt sỹ là những người đã có công với Tổ quốc, với Nhân dân. Cho nên bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ”. Ngày 16-2-1947, Người ký Sắc lệnh số 20/SL quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sỹ. Tháng 6-1947, Bác đề nghị Chính phủ chọn một ngày trong năm làm “Ngày thương binh toàn quốc” để đồng bào có dịp tỏ lòng hiếu nghĩa, yêu mến thương binh, và ngày 27-7 đã được chọn là Ngày thương binh toàn quốc, đến năm 1955 thì đổi thành Ngày thương binh - liệt sỹ.

Tiếp nối truyền thống tri ân và biết ơn ấy, 75 năm qua rất nhiều chế độ, chính sách dành cho người có công đã được Đảng, Nhà nước ban hành và tiếp tục hoàn thiện để phù hợp hơn với thực tế. Đặc biệt, từ năm 2021 chế độ dành cho người có công tiếp tục được tăng lên một bậc theo Quyết định số 1142/QĐ-CTN của Chủ tịch nước. Cũng từ ngày 1-7-2021, Pháp lệnh ưu đãi về người có công có hiệu lực thay thế Pháp lệnh năm 2005 đã quy định mức trợ cấp hàng tháng với Mẹ Việt Nam anh hùng bằng 3 lần mức chuẩn.

Trong chuyến thăm Trung tâm Điều dưỡng thương binh Kim Bảng, tỉnh Hà Nam mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh: Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đời đời vinh danh, tri ân công ơn, sự hy sinh của các Anh hùng liệt sỹ, thương binh, bệnh binh; khẳng định việc quan tâm, chăm sóc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng là chủ trương, quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta, là đạo lý truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.

Thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc Việt Nam, trong suốt 75 năm qua, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta luôn quan tâm chăm lo làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng. Bên cạnh kinh phí từ ngân sách Nhà nước, chỉ tính riêng trong giai đoạn 2016-2021, Quỹ đền ơn đáp nghĩa của Trung ương và địa phương đã vận động được hơn 6.000 tỷ đồng. Phong trào tặng sổ tiết kiệm của cả nước đạt hơn 70.000 sổ với tổng kinh phí hơn 120,5 tỷ đồng; xây dựng mới gần 43.700 nhà tình nghĩa, sửa chữa gần 28.500 nhà tình nghĩa trị giá hơn 2.553 tỷ đồng. Đến nay, đã có 9,2 triệu người có công được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi; hơn 4 triệu người có công được tặng Huân chương, Huy chương và các phần thưởng, danh hiệu cao quý khác.

Giá trị tinh thần

Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phạm Thị Thanh Thủy tặng quà cho Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Cầu ở xã Quảng Bình (huyện Quảng Xương).

Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều đóng góp vào sự thành công, thống nhất và vẹn toàn đất nước. Hiện toàn tỉnh quản lý 349.469 người có công với cách mạng, trong đó có 4.630 Mẹ Việt Nam anh hùng (hiện 94 Mẹ còn sống); 55.932 liệt sĩ; 860 cán bộ lão thành cách mạng, 444 cán bộ tiền khởi nghĩa, 43.571 thương binh; 15.959 bệnh binh; 14.539 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học; 1.065 người có công giúp đỡ cách mạng; 1.636 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; 210.833 người tham gia kháng chiến được tặng huân, huy chương.

Hiện nay có 69.466 người đang hưởng trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng hằng tháng. Đời sống của các đối tượng chính sách cơ bản ổn định, có trên 99,8% hộ gia đình người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú. 100% Mẹ Việt Nam anh hùng đã được các cơ quan, ban, ngành, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhận phụng dưỡng, chăm sóc suốt đời. Các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và bố trí nhân sự để đáp ứng yêu cầu chăm sóc, điều dưỡng người có công, nhất là thương binh nặng.

Cùng với việc chăm sóc, tri ân những người còn sống, công tác tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin, xây dựng, tu bổ nghĩa trang, công trình tưởng niệm liệt sỹ cũng đã được chú trọng. Đặc biệt công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin luôn được đẩy mạnh.

Những phần quà và giá trị vật chất lớn lao đã được Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp bằng cách thức khác nhau đem đến một cuộc sống tốt đẹp hơn với các đối tượng chính sách. Những việc làm, hoạt động tri ân đang ngày càng làm sáng tỏ, rõ nét hơn sự nhân văn của chế độ đối với người có công.

L. Vũ


L. Vũ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]