(Baothanhhoa.vn) - Hơn 20 năm qua, các thành viên trong gia đình bà Châu Thị Thanh ở phố Mật Sơn 2, phường Đông Vệ vẫn luôn duy trì, gắn bó với nghề làm hoa giấy, vàng mã và những sản phẩm đồ chơi Trung thu truyền thống.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Gia đình bà Châu Thị Thanh hơn 20 năm làm đèn Trung thu

Gia đình bà Châu Thị Thanh hơn 20 năm làm đèn Trung thu

Bà Châu Thị Thanh, phố Mật Sơn 2, phường Đông Vệ, bên những chiếc đèn kéo quân.

Hơn 20 năm qua, các thành viên trong gia đình bà Châu Thị Thanh ở phố Mật Sơn 2, phường Đông Vệ vẫn luôn duy trì, gắn bó với nghề làm hoa giấy, vàng mã và những sản phẩm đồ chơi Trung thu truyền thống.

Bà Thanh cho biết: Nghề làm hoa giấy, vàng mã xuất hiện trên đất Mật Sơn từ những năm 60 của thế kỷ trước. Năm 2016, Mật Sơn được UBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống. Trước đây, làng nghề chủ yếu sản xuất những sản phẩm vàng mã, hoa giấy phục vụ ngày lễ, tết. Nhưng hơn 10 năm nay, các hộ dân ở 3 khu phố Mật Sơn 1, Mật Sơn 2 và Mật Sơn 3 còn làm thêm đèn ông sao, đèn kéo quân phục vụ Tết Trung thu và để có thêm thu nhập. Nhìn những chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân mộc mạc và bình dị được làm từ các nguyên liệu luồng, gỗ và bạt in, không phải ai cũng hiểu hết được sự kỳ công, cầu kỳ trong quá trình sản xuất. “Muốn có chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân đẹp, chúng tôi phải lựa chọn những cây luồng già còn tươi. Tiếp đến, để đảm bảo độ bền, tránh mối mọt, chúng tôi phải nấu luồng rồi ngâm 10 ngày trong nước muối, phơi khô, chẻ thành từng thanh nan mỏng tùy theo mỗi loại đèn” – ông Mai Văn Minh chồng bà Thanh cho biết. Đèn ông sao, đèn kéo quân có nhiều loại kích cỡ khác nhau, từ 15cm đến 5m. Việc tạo khung những chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân rất quan trọng, nếu người thợ không cẩn thận, tỉ mỉ thì khung đèn sẽ bị cong vênh. Sau khi tạo khung, người thợ thực hiện công đoạn căng, ghim bạt quanh khung đèn. Nếu như trước đây, việc bọc khung đèn được dán bằng giấy bóng kính, thì vài năm gần đây với sự hỗ trợ của máy móc, công nghệ, hầu hết các hộ làm nghề đều chuyển sang chất liệu bạt có in sẵn các hình ảnh đặc trưng cho Tết Trung thu.

Không chỉ huy động tất cả các thành viên trong gia đình, mà hàng năm để phục vụ nhu cầu của thị trường về đèn Trung thu, bà Thanh phải thuê thêm thợ. Số lượng sản phẩm làm ra mỗi mùa Trung thu lên đến hơn 1.000 chiếc đèn các loại, với thu nhập khoảng 40 triệu đồng. Chia sẻ về lý do gắn bó với nghề, bà Thanh tâm sự: Không chỉ giữ nghề truyền thống của quê hương, mà trong ngày Tết Trung thu, bên cạnh mâm hoa quả hay các điệu múa lân, múa rồng thì chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân lung linh sắc màu chứa đựng những nét văn hóa truyền thống của người Việt. Và tôi nghĩ, mình cần có trách nhiệm giữ lại những nét đẹp dân gian đó cho thế hệ sau.

Hòa Bình


Hòa Bình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]