(Baothanhhoa.vn) - Anh Nguyễn Mạnh D. công tác tại một cơ quan đóng gần đường Hàng Đồng, phường Điện Biên (TP Thanh Hóa). Buổi trưa anh thường ở lại cơ quan và ăn cơm quán. Ở đó có nhiều quán cơm ngon được nhiều người lựa chọn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Dẹp nạn “vẫy” khách vào quán ăn

Anh Nguyễn Mạnh D. công tác tại một cơ quan đóng gần đường Hàng Đồng, phường Điện Biên (TP Thanh Hóa). Buổi trưa anh thường ở lại cơ quan và ăn cơm quán. Ở đó có nhiều quán cơm ngon được nhiều người lựa chọn.

Dẹp nạn “vẫy” khách vào quán ăn

Nhân viên của một số cửa hàng ăn uống ở đường Hàng Đồng, phường Điện Biên (TP Thanh Hóa) “tràn” xuống đường vẫy khách.

Thế nhưng, mỗi lần đi xe máy đến phố để chọn quán cơm, anh D. cảm thấy khá phiền phức bởi chỉ cần vừa đến khu vực các quán ăn nằm sát nhau là nhân viên của các quán đã chờ sẵn, chặn đầu xe máy, chèo kéo khách vào quán. “Họ đứng ngay dưới lòng đường mặc dòng xe đang di chuyển, chỉ cần thấy có xe chầm chậm đi qua, ngó nghiêng hay có “tín hiệu” muốn vào quán ăn là những nhân viên này lập tức lao đến chặn đầu xe, chèo kéo để “lùa” người đi đường vào quán, thậm chí họ “hiếu khách” đến độ khiến nhiều người đi đường phải hốt hoảng, giật mình” - anh D. phàn nàn.

Cảnh tượng chèo kéo, “vẫy” khách vào quán ăn vẫn diễn ra khá phổ biến ở đường Hàng Đồng từ nhiều năm nay bởi trên tuyến đường này có nhiều quán ăn phục vụ cơm trưa cho người dân, chủ yếu là dân văn phòng và người lao động tự do. Để thu hút tối đa khách hàng, các quán ăn thuê các nhân viên nam vừa làm “shipper” (người giao hàng), vừa trông giữ, dắt xe cho khách kiêm luôn nhiệm vụ “vẫy khách”.

Trò chuyện với anh L.V.T., một nhân viên của quán ăn trên phố Hàng Đồng, anh T. bật mí: Đúng là các quán ăn ở đây đều thuê khá đông nhân viên, vừa làm nhiệm vụ đi giao cơm khách đặt tận nơi, vừa trông giữ xe nhưng những lúc rảnh rỗi đều được “điều” xuống đường mời khách vào quán, thế mới thu hút đông khách vào ăn cơm. Không biết quán khác làm thế nào nhưng riêng ở quán em làm, nhân viên “vẫy khách” nhưng hành động phải từ tốn, ăn nói lịch sự thì khách mới vào và ấn tượng lần sau, chứ làm không tốt, khách phản ánh lại với chủ quán, họ đuổi việc lúc nào không hay. Vì thế, trước đây, quán lúc nào cũng đông, chật kín khách ngồi ăn uống, làm không hết việc nhưng gần đây, do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nên khách đến ăn cơm trưa cũng giảm hẳn, nhân viên nhiều hôm được ngồi bấm điện thoại giết thời gian...

Hàng Đồng là tuyến đường ở khu vực trung tâm TP Thanh Hóa, lòng đường hẹp, xe qua lại đông đúc, vỉa hè thường xuyên bị “chiếm dụng” làm điểm trông giữ xe. Dưới lòng đường, tình trạng đậu, đỗ ô tô, xe máy cũng diễn ra một cách tùy tiện. Xe của khách vào quán ăn, xe của khách vào mua hàng ở các cửa hàng bán thiết bị điện... cộng thêm cảnh nhân viên quán ăn “tràn” xuống đường chèo kéo khách gây ra một cảnh tượng nhốn nháo, phiền hà, gây cản trở, ùn tắc giao thông, thậm chí nguy cơ mất an toàn giao thông cho các phương tiện lưu thông qua đây. Không ít vụ người tham gia giao thông phải né tránh những cánh tay mời gọi của nhóm nhân viên dẫn tới việc va quệt vào xe khác cùng lưu thông trên đường. Nhiều người vì cảm thấy phiền hà, ách tắc nên thay đổi cung đường di chuyển để tránh đi vào phố Hàng Đồng.

Không xuất hiện nhiều như ở phố Hàng Đồng, cảnh “vẫy” khách cũng xuất hiện rải rác ở một số tuyến phố có nhiều quán ăn uống, như: Đường Trường Thi, tuyến phố ẩm thực về đêm trên vỉa hè Đại lộ Lê Lợi... Ở một số nhà hàng dọc các tuyến Quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh cũng thường xuyên xuất hiện cảnh tượng nhân viên tràn ra đường quốc lộ “vẫy” khách. Tuy nhiên, do những tác động của dịch COVID-19, cảnh tượng này cũng đã không còn “náo nhiệt” như trước đây do lượng khách đến ăn uống tập trung giảm đáng kể. Thế nhưng, đó cũng chỉ là tạm thời. Nếu không có các giải pháp cụ thể để xử lý mạnh tay, giải quyết dứt điểm thì nạn “vẫy” khách vào quán ăn vẫn sẽ tiếp tục diễn ra, khái niệm “đường thông, hè thoáng, đảm bảo trật tự, văn minh đô thị” sẽ khó thực hiện được một cách hữu hiệu.

Trong khi đó việc xử lý đối với việc “vẫy” khách, chèo kéo khách vào quán ăn thuộc trách nhiệm của các xã, phường - nơi có hàng ăn uống đóng trên địa bàn. Thế nhưng những nỗ lực lập lại trật tự nhưng cũng chỉ như “ném đá ao bèo” khi hiệu quả đạt được không bền vững. Khi nào có đợt cao điểm lập lại trật tự, các nơi ra quân thì tình trạng lấn chiếm vỉa hè cũng như “vẫy” khách tạm lắng xuống, sau đó một thời gian thì đâu lại vào đấy.

Luật sư Trịnh Thị Tuấn, Đoàn Luật sư tỉnh Thanh Hóa, cho biết: Theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30-12-2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, hành vi sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông; chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 5m2 làm nơi trông, giữ xe... đều bị xử phạt, mức phạt tối đa với cá nhân là 3 triệu đồng và 6 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm. Nếu chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 20 m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe thì mức phạt tối đa 15 triệu đồng đối với cá nhân và 30 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm. Trong trường hợp việc chèo kéo, chặn đầu phương tiện của người đi đường gây hậu quả nghiêm trọng và đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì những người thực hiện hành vi này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cản trở giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 261, Bộ luật Hình sự năm 2015.

Bài và ảnh: Minh Hiền



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]