(Baothanhhoa.vn) - Từ trung tâm huyện lỵ Như Thanh đi về phía Tây Nam đến xã Xuân Thái khoảng 25 cây số. Con đường quanh co uốn lượn dẫn chúng tôi đi qua những vạt rừng xanh thẫm, nơi có những chùm hoa trẩu nở vàng đang e ấp tỏa hương. Trên đất cằn sỏi đá, nhờ công sức, trí tuệ của con người, màu xanh của những cánh rừng nơi đây như đang vươn ra mãi - màu xanh của sự sống, của bình yên...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Để rừng mãi xanh

Từ trung tâm huyện lỵ Như Thanh đi về phía Tây Nam đến xã Xuân Thái khoảng 25 cây số. Con đường quanh co uốn lượn dẫn chúng tôi đi qua những vạt rừng xanh thẫm, nơi có những chùm hoa trẩu nở vàng đang e ấp tỏa hương. Trên đất cằn sỏi đá, nhờ công sức, trí tuệ của con người, màu xanh của những cánh rừng nơi đây như đang vươn ra mãi - màu xanh của sự sống, của bình yên...

Cán bộ, kiểm lâm viên Hạt Kiểm lâm Như Thanh và đại diện chính quyền địa phương kiểm tra công tác PCCCR tại xã Xuân Du (Như Thanh).

Đón tiếp chúng tôi trong tâm trạng phấn khởi, ông Nguyễn Hữu Sang, Chủ tịch UBND xã Xuân Thái, cho biết: Các năm vừa qua, Hạt Kiểm lâm Như Thanh đã đưa kiểm lâm viên (KLV) về phụ trách địa bàn xã, tham mưu cho UBND xã Xuân Thái xây dựng, triển khai thực hiện phương án quản lý, bảo vệ rừng (BVR), phương án BVR vùng trọng điểm, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) theo phương châm “4 tại chỗ”. Thành lập, kiện toàn ban chỉ đạo thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách về bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR), đồng thời xây dựng quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm, tập trung chỉ đạo công tác BVR, PCCCR, quản lý lâm sản tại thôn, bản. Nhờ đó, Xuân Thái đã tăng cường thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp; tăng cường củng cố lực lượng đủ mạnh, triển khai nhiều giải pháp quyết liệt BVR, PCCCR, quản lý lâm sản. Ngoài ra kiểm lâm viên địa bàn (KLVĐB) đã tham mưu cho UBND xã đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật BV&PTR. Đồng thời, tổ chức cho các hộ ký cam kết BVR, PCCCR (các trưởng thôn, bản ký cam kết với chủ tịch UBND xã; chủ tịch UBND xã ký cam kết với chủ tịch UBND huyện về thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp); phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội tham gia BVR, PCCCR có hiệu quả.

Theo báo cáo của đại diện UBND xã Xuân Thái: Xã có 8.500 ha rừng tự nhiên và 2.000 ha rừng trồng. Mặc dù với đặc điểm địa hình rộng, giao thông thuận lợi cho việc khai thác, vận chuyển trái phép lâm sản, nhưng rất mừng tình hình an ninh rừng trên địa bàn xã từng bước ổn định. Toàn bộ diện tích rừng sản xuất, rừng phòng hộ, đặc dụng hiện có được bảo vệ an toàn, không xảy ra cháy rừng. Hầu hết các hộ dân trong xã đời sống được cải thiện, nhiều gia đình làm giàu từ nghề rừng như ông Hà Văn Thuyên, Phạm Văn Quý (thôn Ba Bái), Quách Văn Đạt (thôn Ấp Cũ)... Rừng ở đây luôn phát triển xanh tốt, giữ vai trò phòng hộ đầu nguồn, bảo tồn được hệ sinh thái tự nhiên bền vững.

Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Như Thanh Lê Thanh Ngợi, cho biết: Ngay từ đầu năm, hạt đã tham mưu cho huyện ủy ban hành các văn bản tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đối với chính quyền, cơ quan, ban, ngành trên địa bàn trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (QLBV&PTR); tham mưu, rà soát, bổ sung vào phương án QLBV&PTR trên địa bàn. Hạt đã ky kết chương trình phối hợp tuyên truyền BVR, PCCCR với các ban, ngành chức năng của huyện và ký cam kết BVR đến từng hộ dân. Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai đề án tiếp nhận và xử lý thông tin, kiến nghị, vướng mắc của nhân dân; tổ chức đối thoại với nhân dân về công tác BVR, về hoạt động của kiểm lâm ở cơ sở... Đồng thời, hạt chỉ đạo KLVĐB xây dựng các tổ liên gia tự quản BVR ở cơ sở, đặc biệt chú trọng những vùng trọng điểm có nguy cơ mất an ninh rừng. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên là tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân về công tác BVR. Trong hơn 4 tháng đầu năm 2018, hạt đã tổ chức được 15 hội nghị tuyên truyền công tác BVR ở thôn, bản cho hơn 386 lượt người; 15 hội nghị đối thoại nhân dân ở các thôn trọng điểm về an ninh rừng; 65 lượt phát sóng của đài truyền thanh huyện, xã. KLVĐB phối hợp với dân quân tự vệ, công an xã, các chủ rừng và nhân dân tổ chức 15 lần kiểm tra rừng tại gốc. Qua đó đã phát hiện và xử lý 4 vụ vi phạm về khai thác rừng trái phép, vi phạm các quy định PCCCR và 1 vụ về vi phạm thủ tục hành chính.

Ban quản lý (BQL) rừng phòng hộ Sim là đơn vị chủ rừng Nhà nước trên địa bàn huyện Như Thanh, được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ an toàn 5.250 ha rừng. Hằng năm, ban đã xây dựng phương án, kế hoạch thực hiện, phân công nhiệm vụ tới từng trạm, từng thành viên. Các hộ dân nhận khoán đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Như Thanh và xã Thượng Ninh (Như Xuân) đã ký cam kết thực hiện các quy định về BVR, PCCCR. Ban đã phối hợp với hạt kiểm lâm và chính quyền địa ph­­ương kiểm tra các khu rừng trọng điểm, kiểm soát nghiêm nguồn lửa đem vào rừng, kịp thông báo tình hình thời tiết, cấp cháy rừng đến các trạm BVR trực thuộc và các hộ tham gia nhận khoán để chủ động bố trí lực lượng, dụng cụ, phương tiện BVR. Đồng thời, phát dọn thực bì, tu bổ, xây dựng đ­­­ường băng xanh cản lửa tại các khu rừng trọng điểm dễ cháy; phát dọn thực bì và làm giảm vật liệu cháy dư­­­ới tán rừng thông. Nhờ đó, rừng luôn được khoanh nuôi, tái sinh, bảo vệ, không có tình trạng xâm lấn đất rừng, khai thác gỗ trái phép, trong suốt nhiều năm qua không để xảy ra cháy rừng. Tích cực tham gia trồng và BVR ngư­ời dân trong vùng có thu nhập từ tiền nhân công và sản phẩm của rừng, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống. Công tác BVR đã tạo được sự đồng thuận và tin tưởng của nhân dân, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương được nâng lên, góp phần giảm áp lực cho lực lượng kiểm lâm.

Nhìn lại bức tranh toàn tỉnh cho thấy, Thanh Hóa có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, với hơn 647.055,98 ha, chiếm 58,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; trong đó diện tích có rừng hơn 598.573 ha. Trong những năm qua mặc dù còn rất nhiều khó khăn trong công tác QLBV&PTR, PCCCR, nhưng rừng Thanh Hóa vẫn được bảo vệ và phát triển theo hướng bền vững; diện tích rừng không ngừng tăng qua các năm, độ che phủ của rừng từ 36,8% (năm 2001), tăng lên 53,03% (năm 2017). Công tác QLBV&PTR, PCCCR ngày càng được xã hội hóa, giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động, góp phần bảo vệ môi trường, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, công tác QLBV&PTR, PCCCR vẫn còn gặp không ít khó khăn, thách thức. Một bộ phận nhân dân miền núi còn nghèo, phần lớn sống dựa vào rừng; nhu cầu sử dụng gỗ và lâm sản khác trong xã hội ngày càng tăng, áp lực vào rừng ngày càng lớn; địa bàn quản lý rộng, phức tạp, hiểm trở; thời tiết diễn biến phức tạp, bất thường, nắng nóng khô hạn kéo dài, cháy rừng luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường...

Để giữ màu xanh đại ngàn, Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa đã xây dựng “thế trận BVR tại gốc theo hướng xã hội hóa”. Mục đích của xã hội hóa BVR tận gốc chính là định hướng cho người dân và chính quyền địa phương thực hiện theo phương châm BVR là trách nhiệm của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, triển khai thực hiện của chính quyền địa phương; các ban, ngành tham mưu thực hiện, trong đó kiểm lâm là lực lượng nòng cốt tham mưu thực hiện nhiệm vụ QLBV&PTR, PCCCR và quản lý lâm sản. Theo đó, chi cục đã và đang thực hiện triển khai bằng nhiều nội dung cụ thể, thiết thực, như: Xây dựng phương án QLBVR; đảm bảo mọi tầng lớp nhân dân hiểu và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về QLBV&PTR và quản lý lâm sản (QLLS) để cùng tham gia. Thực hiện chương trình phối hợp BVR, PCCCR giữa lực lượng kiểm lâm với lực lượng công an, quân sự, biên phòng nhằm tăng cường sức mạnh tổng hợp trong công tác tuần tra, kiểm tra an ninh rừng, ngăn chặn và xử lý kịp thời các đối tượng vi phạm, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ PCCCR. Thực hiện Đề án “Tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị, đề nghị của nhân dân về công tác kiểm lâm”. Đây là thế trận dựa vào dân, nhằm tạo lập được niềm tin vững chắc với các cấp, các ngành, cấp ủy, chính quyền và nhân dân đối với lực lượng kiểm lâm, để mọi thông tin liên quan đến công tác kiểm lâm đều được nhân dân biết, phản ánh, kiến nghị, đề nghị kịp thời nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả tính xã hội hóa công tác QLBVR, tạo thế trận bảo vệ an ninh rừng vững chắc từ cơ sở theo hướng xã hội hóa. Quản lý cưa xăng, súng săn, gỗ làm nhà ở trên địa bàn các huyện miền núi. Thực hiện tốt mô hình quản lý gỗ làm nhà ở đồng nghĩa với việc giúp dân thực hiện chính sách an sinh xã hội, nhưng vẫn bảo vệ được rừng một cách bền vững; từ đó người dân thấy được lợi ích sẽ tự nguyện tham gia QLBV&PTR và QLLS. Tham gia xây dựng nông thôn mới gắn với công tác QLBV&PTR, góp phần nâng cao đời sống người dân, nhằm giảm áp lực vào rừng. Phát động nhiều phong trào thi đua, như: Xây dựng hình ảnh công chức, viên chức kiểm lâm “Bản lĩnh, văn minh, thân thiện”; “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu lâm sản”; “Kiểm lâm địa bàn giỏi”... Tăng cường thanh tra về trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của UBND xã, chủ rừng Nhà nước. Thanh tra hành chính đối với hạt trưởng, trạm trưởng, kiểm lâm địa bàn, cán bộ pháp chế, tổng hợp, kế toán nhằm chấn chỉnh kịp thời những tồn tại trong công tác chỉ đạo điều hành và thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật trong chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quán triệt “2 quan điểm”, “7 phương châm” trong chỉ đạo điều hành.

Đặc biệt, Chi cục Kiểm lâm đưa KLV về phụ trách địa bàn xã. KLVĐB đã phát huy vai trò thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là tham mưu cho chủ tịch UBND xã có rừng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghệp. Cụ thể là tham mưu cho các địa phương xây dựng và triển khai thực hiện phương án, kế hoạch quản lý BVR&PTR; phối hợp tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật và xây dựng, thực hiện quy ước BVR; tổ chức theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã; triển khai thực hiện công tác PCCCR; thanh tra, kiểm tra rừng và xử lý vi phạm pháp luật; tham mưu về phát triển rừng và sử dụng tài nguyên rừng. Thành công nổi bật là KLVĐB đã góp phần quan trọng trong việc làm thay đổi căn bản về nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, nhân dân và chủ rừng trong thực hiện công tác QLBV&PTR. Trách nhiệm về quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của chính quyền cấp xã đã được tăng cường. Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Các tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn đã vào cuộc mạnh mẽ, có tác động thúc đẩy các tầng lớp nhân dân tự giác tham gia công tác BV&PTR tại địa phương. Nhờ đó, tại nhiều xã ở khu vực miền núi kinh tế rừng phát triển, đời sống người dân làm nghề rừng được cải thiện, nhiều hộ làm giàu từ nghề rừng. Tình hình an ninh rừng trên địa bàn ổn định và phát triển bền vững; các hành vi xâm hại tài nguyên rừng ở địa phương được đẩy lùi, kiểm soát được nguy cơ cháy rừng. Đến nay toàn tỉnh không còn tình trạng chính quyền xã đứng ngoài cuộc về công tác quản lý BVR.

Trao đổi với ông Mai Văn Phúc, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa, chúng tôi được biết: Triển khai thực hiện các nội dung nêu trên, Thanh Hóa đã tạo nên một thế trận trong công tác “BVR tại gốc theo hướng xã hội hóa”. Để tổ chức thực hiện thành công thế trận BVR, giữ vững ổn định an ninh rừng theo hướng bền vững, phải tranh thủ được sự chỉ đạo của cấp ủy đảng, tổ chức thực hiện quyết liệt của chính quyền, sự vào cuộc của các tổ chức chính trị xã hội, trách nhiệm của chủ rừng, đồng thuận của nhân dân. Trong đó, kiểm lâm đóng vai trò nòng cốt trong công tác tham mưu và thừa hành pháp luật trong công tác QLBVR, mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của ngành kiểm lâm Thanh Hóa phải không ngừng phấn đấu, cống hiến hết sức mình đóng góp vào sự nghiệp QLBV&PTR, để đại ngàn mãi xanh...


Bài và ảnh: Thùy Dương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]