(Baothanhhoa.vn) - Nhờ tham gia vào các lớp dạy nghề mà nhiều chị em phụ nữ ở huyện Triệu Sơn đã có việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, thoát khỏi hộ nghèo...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ nông thôn ở huyện Triệu Sơn

Nhờ tham gia vào các lớp dạy nghề mà nhiều chị em phụ nữ ở huyện Triệu Sơn đã có việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, thoát khỏi hộ nghèo...

Đẩy mạnh dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ nông thôn ở huyện Triệu Sơn

Nghề đan lát mang lại thu nhập ổn định cho người dân ở xã Xuân Thịnh.

Chúng tôi về xã Xuân Thịnh, nơi được đánh giá là một trong những đơn vị dẫn đầu toàn huyện trong công tác đào tạo nghề cho phụ nữ, mới thấy rõ sự “thay da đổi thịt” của một vùng quê nghèo. Cuộc sống của người dân Xuân Thịnh được nâng lên cũng bởi tại đây, có tới trên 80% chị em có việc làm sau học nghề. Chị Lê Thị Thúy, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Xuân Thịnh cho biết: Những năm qua, cùng với sự phối hợp, hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, các hội viên phụ nữ ở Xuân Thịnh cũng như nhiều hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện Triệu Sơn đã tiếp cận được nhiều nghề, trong đó phải kể đến nghề trồng trọt, chăn nuôi, thủ công mỹ nghệ. Trong năm 2020, ở Xuân Thịnh đã có 30 chị em tham gia học lớp thủ công mỹ nghệ.

Điều đặc biệt ở xã Xuân Thịnh là bên cạnh các lớp đào tạo nghề do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức, thì một số chị em còn tham gia các lớp học nghề của một số cơ sở trong tỉnh, tiêu biểu là các nghề đan cốt ngựa (hàng mã) và làm mi giả. Theo chị Thúy, cùng với một số nghề trồng trọt, chăn nuôi thì nghề đan cốt ngựa, làm lông mi giả đã mang lại giá trị kinh tế cho hơn 100 hội viên. Chừng 5, 6 năm qua hai nghề này được nhân rộng và ngày càng có nhiều chị em tham gia, với thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng, có người thu nhập 10 triệu đồng/tháng. Trong số đó có nhiều chị thoát nghèo như chị Lê Thị Thủy ở thôn Phú Vinh, chị Lê Thị Phương ở thôn Hùng Cường... Trước đó, chị Thủy, chị Phương cũng đã từng tham gia rất nhiều nghề nhưng thu nhập thấp. Sau khi đi học nghề đan cốt ngựa và làm mi giả, các chị không chỉ áp dụng thành công mà còn nhân rộng mô hình cho nhiều chị em phụ nữ trong xã cùng tham gia...

Được biết, trong giai đoạn từ 2016 đến 2020, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Triệu Sơn đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức được 21 lớp đào tạo nghề cho chị em phụ nữ, với 630 hội viên tham gia học nghề, trong đó có 70% chị duy trì nghề. Riêng trong năm 2019, đã mở được 9 lớp, chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, thủ công mỹ nghệ. Theo bà Lê Thị Độ, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Triệu Sơn: Ngoài các nghề do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức thì một số chị em ở các xã cũng tự tham gia đấu mối để đi học nghề. Riêng với nghề đan cốt ngựa, làm mi giả không chỉ ở Xuân Thịnh mà ở các xã khác như Hợp Thành, thị trấn cũng rất đông các chị em tham gia làm và cũng bảo đảm được thu nhập.

Học nghề và tỷ lệ duy trì nghề đạt 70% là một con số tương đối cao để khẳng định hiệu quả trong công tác đào tạo nghề cho phụ nữ nông thôn trên địa bàn huyện Triệu Sơn. Dù còn khó khăn nhưng với những kết quả đã đạt được thì đây được xem là tín hiệu vui. Điều đáng nói hơn, thay vì thụ động, nhiều chị em phụ nữ đã chủ động học nghề phù hợp, có việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Bài và ảnh: Vân Sơn


Bài và ảnh: Vân Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]