Cuộc đấu giá áo đấu và quả bóng của đội tuyển U23 Việt Nam tặng Thủ tướng đã tạo ra hiệu ứng xã hội mạnh mẽ. Đặc biệt, số tiền 20 tỷ đồng từ việc đấu giá quả bóng và áo đấu của đội tuyển U23 Việt Nam tặng Thủ tướng sẽ được tặng cho 20 huyện nghèo để hỗ trợ người có công, người nghèo.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đấu giá áo tuyển U23 thu về 20 tỷ đồng dành tặng 20 huyện nghèo

Cuộc đấu giá áo đấu và quả bóng của đội tuyển U23 Việt Nam tặng Thủ tướng đã tạo ra hiệu ứng xã hội mạnh mẽ. Đặc biệt, số tiền 20 tỷ đồng từ việc đấu giá quả bóng và áo đấu của đội tuyển U23 Việt Nam tặng Thủ tướng sẽ được tặng cho 20 huyện nghèo để hỗ trợ người có công, người nghèo.

Đây là thông tin được đưa ra tại Lễ trao kinh phí đấu giá quả bóng và áo đấu của đội tuyển U23 Việt Nam cho đại diện 20 huyện nghèo thuộc 12 tỉnh do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức ngày 11/3 tại Hà Nội.Tặng 500 ngôi nhà cho người nghèo Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc biểu dương Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức chuyên nghiệp, thành công việc đấu giá áo đấu và quả bóng của đội tuyển U23 Việt Nam. Thủ tướng cũng đánh giá cao các tập thể, cá nhân trong cả nước đã tích cực hưởng ứng cuộc đấu giá và chúc mừng Tập đoàn FLC đấu giá thành công áo đấu và quả bóng của đội tuyển U23 Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng bày tỏ sự xúc động trước những câu chuyện tuyệt vời của những em bé nhịn ăn sáng, thậm chí người bán cả hecta cao su để có thể tham gia đấu giá… thể hiện sự yêu mến, hâm mộ của người dân với đội tuyển U23 Việt Nam. “Số tiền 20 tỷ đồng tương đương với 500 ngôi nhà dành cho người nghèo có ý nghĩa thực sự quan trọng với 20 huyện nghèo, khó khăn nhất trong cả nước. Đây là một nghĩa cử tốt vì chúng ta hướng về người nghèo, cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau. Tinh thần này sẽ tiếp tục được lan toả trong xã hội,” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao quà cho đại diện 20 huyện nghèo. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu lãnh đạo 20 huyện nghèo được tặng kinh phí thu được qua đấu giá, sử dụng để xây dựng 500 căn nhà (mỗi căn 40 triệu đồng) tặng người có công, người nghèo còn khó khăn, đảm bảo công bằng, minh bạch, đúng đối tượng, thể hiện rõ được mục đích nhân văn, tốt đẹp của cuộc đấu giá này. Các địa phương có thể tiếp tục vận động xã hội xoá để có thêm nguồn lực xây dựng những ngôi nhà tốt hơn cho người nghèo.Tạo hiệu ứng xã hội mạnh mẽ Trước đó, ngày 1/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao cho Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn quả bóng và áo thi đấu của đội tuyển U23 Việt Nam có chữ ký của các thành viên đội tuyển U23 Việt Nam, trao tặng Thủ tướng tại buổi Lễ khen thưởng đội tuyển giành ngôi Á quân Giải vô địch bóng đá U23 châu Á. Thủ tướng đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức đấu giá công khai quả bóng và áo thi đấu số tiền thu được dành tặng các gia đình người có công với cách mạng và các hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Triển khai chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức họp báo công bố sự kiện tới các cơ quan thông tấn báo chí món quà có ý nghĩa đặc biệt của Thủ tướng. Việc tiếp nhận đăng ký đấu giá quả bóng và áo thi đấu của đội tuyển U23 Việt Nam bắt đầu từ 15 giờ ngày 6/2/2018 và kết thúc vào 24 giờ ngày 11/2/2018 (ngày 26 tháng Chạp năm Đinh Dậu). Mức sàn khởi điểm đấu giá là 2 tỷ đồng (mỗi sản phẩm áo và bóng là 1 tỷ đồng). Sau một thời gian tiếp nhận thông tin, đến 17 giờ ngày 9/2/2018 đã có nhiều cá nhân và doanh nghiệp gọi điện thoại và trả giá qua điện thoại nhưng chưa đăng ký mua chính thức hoặc trả giá ở mức sàn, trao đổi bằng tài sản (đất đai)... Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, tuy thời gian tiếp nhận thông tin đấu giá ngắn, nhưng các cơ quan, đơn vị đã phối hợp chặt chẽ và làm rất tốt, cuộc đấu giá đã tạo ra hiệu ứng xã hội mạnh mẽ, với sự hưởng ứng của đủ các tầng lớp xã hội: Có em nhỏ ở Pleiku (Gia Lai) muốn tham gia đấu giá bằng tiền tiết kiệm những bữa ăn sáng; có cán bộ nghỉ hưu ở Đồng Nai muốn đổi bằng một lô đất; một bác nông dân ở Tân Cảnh, huyện Đắk Tô (Kon Tum) không có tiền, muốn đổi bằng 1 hecta cao su. Công ty cổ phần Đầu tư Kinh doanh địa ốc Hưng Thịnh, phường 7, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh đăng ký chính thức xin tham gia đấu giá với mức 3 tỷ đồng/sản phẩm, hai sản phẩm là 6 tỷ đồng. Đến 15 giờ 40 ngày 11/2, Công ty này tiếp tục đăng ký nâng giá lên 10 tỷ đồng và tỏ ý tiếp tục theo đấu giá để có thể mua thành công món quà ý nghĩa này. Đến 22 giờ 30 ngày 11/2, trước thời điểm hết thời hạn đăng ký đấu giá, Tập đoàn FLC vào cuộc trả giá 12 tỷ đồng cho 2 hiện vật và ngay sau đó nâng lên 20 tỷ đồng, mức giá cao nhất khi thời điểm đấu giá kết thúc và là đơn vị thắng đấu giá cuối cùng khi trả mức đấu giá cao nhất./.


Theo TTXVN

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]