(Baothanhhoa.vn) - Cách TP Thanh Hóa chỉ chừng 80 km nhưng làng Tô, xã Cẩm Bình (Cẩm Thủy) vẫn còn vẻ hoang sơ. Ngôi làng nằm trong thung lũng giữa những ngọn núi đá vôi sừng sững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cuộc sống mới ở làng phong Cẩm Bình

Cách TP Thanh Hóa chỉ chừng 80 km nhưng làng Tô, xã Cẩm Bình (Cẩm Thủy) vẫn còn vẻ hoang sơ. Ngôi làng nằm trong thung lũng giữa những ngọn núi đá vôi sừng sững.

Một góc khu điều trị bệnh phong tại làng Tô, xã Cẩm Bình (Cẩm Thủy).

Trong trí nhớ của những người già ở đây, hơn 40 năm trước, khi làng được thành lập, đây là nơi rừng rậm heo hút, không một bóng người. Năm 1967, Trại Điều dưỡng bệnh nhân phong được xây dựng trên đất làng Tô, những bệnh nhân phong trong tỉnh đầu tiên được tập trung tại đây để điều trị, tên gọi làng phong cũng bắt nguồn từ đó. Lúc bấy giờ, khu điều trị bệnh là “ốc đảo” để duy trì sự sống cho bệnh nhân. Nằm biệt lập với thế giới bên ngoài, những người bị bệnh phong phải chịu đựng nỗi đau từ thể xác đến tinh thần, bản thân bị lở loét, cụt tay, cụt chân, mắt kém, da sần sùi, cò ngón... đến tình cảnh bị người đời xa lánh, hắt hủi.

Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, ở trại phong này có hai cái không thể quên được. Một là khe hủi. Hai là nỗi đau bệnh hủi. Theo đó, gần trại phong có một khe nước bắt nguồn từ dãy núi Lang Trắng. Hồi đó, khe nước là nơi tắm, giặt của tất cả các bệnh nhân bị bệnh phong cùi. Kể từ khi người bệnh đầu tiên nhúng mình vào dòng nước, tất cả người dân phía hạ nguồn không ai dám bén mảng đến khe nước này nữa. Thậm chí, có người không dám cho trâu, bò uống nước, không dám đánh cá, tắm giặt hay dẫn nước vào ruộng lúa vì sợ bệnh hủi dính vào người. Trước đây người già, trẻ, gái, trai không ai dám bén mảng đến gần trại, thậm chí người dân trong làng còn cấm đoán những bệnh nhân phong không được ra ngoài vì sợ lây nhiễm. Nhưng với sự tiến bộ của y học, bệnh phong đã được chữa khỏi hoàn toàn và không còn là nỗi ám ảnh của người dân. Những đứa trẻ là con của các bệnh nhân phong lớn lên được đi học và không còn bị xã hội xa lánh. Quan niệm của xã hội về bệnh phong bây giờ cũng đã khác xưa. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc hỗ trợ kinh phí, thuốc men, cuộc sống của những bệnh nhân phong đã có sự đổi thay. Vượt qua mọi nỗi đau, những con người ấy đã làm thay đổi số phận, họ tự tăng gia sản xuất, cải thiện cuộc sống. Giờ đây, sự kỳ thị ấy đã biến mất, ở làng phong nhiều bệnh nhân đã lấy vợ, lấy chồng, hạnh phúc bên con cháu, như bệnh nhân Lê Duy Lâm, Bùi Thị Sáu, Phạm Văn Ngôn... Tại làng phong bây giờ, tất cả con em trong độ tuổi đều được đến trường, theo học tại các trường cao đẳng, dạy nghề. Trường hợp của bệnh nhân Trịnh Xuân Tỵ, quê huyện Nga Sơn, cả hai vợ chồng đều mắc bệnh phong, hiện ông bà có hai người con, một người đang công tác tại một trường THCS ở huyện Bá Thước, còn một người đang làm cho một công ty tại Hà Nội, thu nhập tương đối ổn định. Hay như anh Trịnh Văn Tuấn, con bệnh nhân Trương Thị Viên, quê huyện Nga Sơn hiện làm công nhân hàn công nghệ cao hoặc trường hợp chị Trương Thị Nhung con bệnh nhân Đặng Thị Nha (huyện Hoằng Hóa) làm tại công ty du lịch ngoài Hà Nội... Theo em Lê Huy Hoàng, con của bệnh nhân Lê Thị Thư tâm sự: “Trước đây, em mặc cảm lắm vì là con của bệnh nhân phong, nhưng bây giờ mọi người hiểu rõ căn bệnh này nên cũng không còn kỳ thị đối với chúng em như trước đây nữa. Em và gia đình hiện sống rất bình thường, vui vẻ. Em đang học trường trung cấp nghề với mong muốn tự mình lo toan cho cuộc sống mới”.

Làng bệnh nhân phong ngày hôm nay không còn dáng vẻ hoang sơ, heo hút như thuở ban đầu, trên diện tích 15 ha những ruộng ngô, vườn cây ăn quả đã tô điểm cho một màu xanh tươi mới, đó là công sức của những người bệnh vượt lên số phận hòa nhập với cộng đồng.


Bài và ảnh: Minh Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]