(Baothanhhoa.vn) - Ngày 26 -9, tại Thanh Hóa, Tổng cục Dân số-KHHGĐ, Bộ Y tế tổ chức hội nghị truyền thông cung cấp thông tin về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) cho các nhà hoạch định chính sách, đại biểu dân cử và đại diện các cơ quan quản lý.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cung cấp thông tin về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Ngày 26 -9, tại Thanh Hóa, Tổng cục Dân số-KHHGĐ, Bộ Y tế tổ chức hội nghị truyền thông cung cấp thông tin về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) cho các nhà hoạch định chính sách, đại biểu dân cử và đại diện các cơ quan quản lý.

Cung cấp thông tin về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Tham dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội; Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - KHHGĐ; cùng 150 đại biểu là đại diện các Vụ, đơn vị liên quan, đại biểu đại diện các nhà hoạch định chính sách, đại biểu dân cử, đại diện các cơ quan quản lý, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh Thanh Hóa.

Cung cấp thông tin về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số - KHHGĐ phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số - KHHGĐ Nguyễn Doãn Tú, nhấn mạnh: MCBGTKS đang là mối quan ngại ngày càng tăng tại 1 số quốc gia Châu Á. Tại Việt Nam, MCBGTKS tuy xuất hiện muộn, nhưng phát triển nhanh và để lại hậu quả rất nặng nề. Bắt đầu từ 106,2 bé trai/ 100 bé gái (năm 2000) lên 114,8 bé trai/100 bé gái (năm 2018). Hiện đã có 55/63 tỉnh, thành có tỷ số giới tính khi sinh trên 108 bé trai/100 bé gái. Đây là con số hết sức báo động. Nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, dự tính đến năm 2050 Việt Nam sẽ phải đối mặt với 1 viễn cảnh dư thừa từ 2,3 đến 4,3 triệu nam giới không tìm được vợ để kết hôn. Nguyên nhân chủ yếu do định kiến giới, ưa thích con trai hơn con gái và thực hiện lựa chọn giới tính thai nhi. Định kiến lâu đời này đã ăn sâu, bám rễ trong các quan niện văn hóa, đã tạo nên những áp lực nặng nề đối với phụ nữ về việc phải sinh được con trai và ảnh hưởng tới địa thế kinh tế, xã hội cũng như quan hệ hôn nhân, đời sống tình dục và hoạt động sinh sản của người phụ nữ. Để giải quyết vấn đề này, việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về MCBGTKS, về vai trò và giá trị của phụ nữ, trẻ em gái, thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới là công việc hết sức quan trọng và cấp bách.

Nhận thức được những hệ lụy của tình trạng MCBGTKS, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm kiểm soát tình trạng MCBGTKS. Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số - KHHGĐ mong muốn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ vào cuộc tích cực của các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương và mọi tầng lớp nhân dân, nhằm đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi về công tác dân số trong tình hình mới, can thiệp một cách hiệu quả góp phần kiểm soát tình trạng MCBGTKS.

Cung cấp thông tin về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Tại Thanh Hóa, đã duy trì mức sinh thay thế đạt được từ năm 2009 đến nay, quy mô gia đình 2 con cơ bản đã được chấp nhận. Năm 2019, ngành y tế đang tập chung chỉ đạo thực hiện Nghị Quyết số 20, 21 về Công tác Y tế, Dân số của BCH Trung ương Đảng lần thứ 6, khóa XII. Trong thời gian qua, Chi cục Dân số - KHHGĐ Thanh Hóa đã tham mưu tốt cho ngành và đang tiếp tục triển khai thực hiện các Đề án hoạt động trên địa bàn tỉnh. Tiến sĩ Nguyễn Bá Cẩn, Phó Giám đốc Sở Y tế khẳng định sự vào cuộc của tỉnh và xác định công tác dân số nói chung, giải quyết vấn đề MCBGTKS là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, ngành đã tham mưu cho tỉnh nhiều kế hoạch, đề án nhằm MCBGTKS với nhiều hoạt động thiết thực như: truyền thông, hội nghị, hội thảo… Đồng thời cam kết chỉ đạo triển khai thực hiện tốt Đề án KSMCBGT khi sinh cùng với các nhiệm vụ cho giai đoạn Dân số và phát triển.

Cung cấp thông tin về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi, phát biểu tại hội nghị.

Tại hội nghị, đồng chí Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã thông tin một số nội dung về quá trình phát triển quan điểm của Đảng và được bổ sung, phát triển trong chiến lược 10 năm 2011-2020 đối với lĩnh vực dân số. Theo đó sau nhiều năm thực hiện chính sách dân số - KHHGĐ đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đạt mức sinh thay thế sớm hơn 10 năm so với mục tiêu Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa VII) đề ra và được tiếp tục duy trì, chất lượng dân số được cải thiện rõ nét, công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức về dân số - KHHGĐ, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và dân số - KHHGĐ được phát triển cả về chất và lượng… góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đồng chí cũng lưu ý một số vấn đề công tác dân số cần quan tâm trong thời gian tới, đó là tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; đổi mới nội dung tuyên truyền, vận động về công tác dân số; hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật về dân số theo hướng tiếp tục chuyển hướng từ dân số - KHHGĐ sang dân số và phát triển; phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số một sách toàn diện về quy mô, cơ cấu, chất lượng và phần bổ dân số; bảo đảm nguồn lực cho công tác dân số; kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ dân số theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp hiệu quả.

Cung cấp thông tin về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Cũng tại hội nghị, các học viên cũng được Tổng cục Dân số - KHHGĐ truyền đạt tổng quan về công tác dân số - KHHGĐ; những nội dung trọng tâm cần triển khai thực hiện về công tác dân số trong tình hình mới; cung cấp thông tin về thực trạng, nguyên nhân, hệ lụy của MCBGTKS ở Việt Nam; được trang bị các kiến thức, kỹ năng truyền thông về giảm thiểu MCBGTKS và các giải pháp can thiệp nhằm giảm thiểu tình trạng MCBGTKS.

Tô Hà


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]