(Baothanhhoa.vn) - Hệ thống chính sách hỗ trợ đào tạo cần tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có nhu cầu đều có chương trình học; học viên được học nghề tại nhà trường, học tại doanh nghiệp, tại nơi làm việc, vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời gắn với phong trào xây dựng xã hội học tập.

Chuyện về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn miền núi: Bài 2: Gỡ “nút thắt”

Hệ thống chính sách hỗ trợ đào tạo cần tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có nhu cầu đều có chương trình học; học viên được học nghề tại nhà trường, học tại doanh nghiệp, tại nơi làm việc, vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời gắn với phong trào xây dựng xã hội học tập.

Chuyện về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn miền núi: Bài 2: Gỡ “nút thắt”Người dân bản Sa Ná, xã Na Mèo (Quan Sơn) học nghề đan lát. Ảnh: Xuân Minh

Tin liên quan:
  • Chuyện về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn miền núi: Bài 2: Gỡ “nút thắt”
    Chuyện về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn miền ...

    Đào tạo nghề cho lao động nông thôn miền núi là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, nhằm đáp ứng yêu cầu học nghề, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Thế nhưng, trong thực tế, vấn đề này còn để lại nhiều băn khoăn, trăn trở khi nhiều lao động chưa thể sống được bằng ngành nghề đào tạo. Việc đào tạo nghề chưa sát với thực tế, gây lãng phí thời gian, kinh phí và tạo ra nhiều hệ lụy không mong muốn.

Theo thống kê, trên địa bàn 11 huyện miền núi có 12 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 2 trường trung cấp, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) cấp huyện. Giai đoạn 2016-2020, các cơ sở này đã tổ chức tuyển sinh và đào tạo được cho trên 12.000 lao động, từ trình độ trung cấp, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng. Các đối tượng chủ yếu thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ bị thu hồi đất. Ngành, nghề đào tạo tương đối đa dạng, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động, với nhóm nghề cơ bản là chăn nuôi - thú y, trồng trọt, điện, cơ khí và một số nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát... Nhìn chung, khi tham gia học tập, các đối tượng ngoài được thụ hưởng chính sách hỗ trợ về giáo dục nghề nghiệp nói chung còn được hưởng thêm chính sách hỗ trợ đặc thù, như: học bổng; kinh phí mua đồ dùng cá nhân; hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng đối với lao động nông thôn, trong đó ưu tiên người dân tộc thiểu số (DTTS), người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; chính sách miễn, giảm học phí đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là người DTTS thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người DTTS ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn... Các chính sách đào tạo nghề đã phát huy vai trò quan trọng trong công tác giải quyết việc làm, cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống đồng bào DTTS trong tỉnh, qua đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo khu vực miền núi năm 2021 xuống còn 5,7%.

Không thể phủ nhận những kết quả đạt được trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn miền núi, tuy nhiên vẫn còn có những hạn chế nhất định. Trong đó, phải kể đến công tác tuyên truyền về dạy nghề cho người dân chưa thực sự hiệu quả, chưa xác định trọng tâm tuyên truyền, nội dung, phương thức tuyên truyền còn chung chung, chưa phù hợp với phong tục, tập quán và nhận thức của đồng bào; nhận thức của người dân khi tham gia học nghề còn hạn chế; chưa mạnh dạn chuyển đổi nghề nghiệp hoặc vay vốn để phát triển sinh kế; tình trạng chọn sai nghề, dạy sai nghề, không đúng đối tượng, không đúng nhu cầu học nghề vẫn xảy ra...

Để gỡ “nút thắt” trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho đồng bào DTTS, vùng nông thôn miền núi, theo bà Trần Thị Dần, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Quan Hóa: Để người dân sau khi học nghề trở thành lực lượng lao động có tay nghề, chất lượng, đầu tư sản xuất, kinh doanh hiệu quả, cần sự tiếp sức dài hơi của cơ chế, chính sách, sự chung tay của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Song song với đó là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền và người dân về vai trò của đào tạo nghề, làm tốt công tác phân luồng sau THCS, gắn dạy nghề với các chương trình hỗ trợ khác như vay vốn phát triển sản xuất sau khi có chứng chỉ học nghề...

Còn theo bà Vũ Thị Hương, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: trong thời gian tới, cần đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở rộng các hình thức đào tạo, đào tạo lại, hướng đến xây dựng hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt, liên thông; hệ thống chính sách hỗ trợ đào tạo cần tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có nhu cầu đều có chương trình học; học viên được học nghề tại nhà trường, học tại doanh nghiệp, tại nơi làm việc, vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời gắn với phong trào xây dựng xã hội học tập. Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho các cơ sở đào tạo nghề nghiệp. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm tới việc nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên dạy nghề; đồng thời, đổi mới chương trình, giáo trình và phương pháp dạy nghề phù hợp cho lao động theo hướng tăng cường bài giảng tích hợp, phát huy năng lực, tăng cường tính chủ động, tích cực của người học nghề. Nội dung chương trình, kế hoạch đào tạo phải phù hợp với điều kiện, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tình hình phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, dịch vụ, thương mại, đặc điểm vùng miền, đề án tái cấu trúc nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới và điều kiện của người học nghề. Bên cạnh đó, cần tăng quy mô đào tạo gắn với đầu tư cho các trường nghề dân tộc nội trú; đào tạo nghề gắn kết với doanh nghiệp và thị trường lao động để bảo đảm cho học viên DTTS có việc làm sau khi tham gia các khóa học nghề. Xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn các huyện miền núi, đảm bảo cân đối giữa các cấp trình độ đào tạo, các địa phương, giữa các nhóm nghề đào tạo; phối hợp, lồng ghép có hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực, đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong hoạt động dạy nghề; thực hiện rà soát, kiểm tra, đánh giá việc sử dụng thiết bị dạy nghề được đầu tư, xây dựng các phương án đảm bảo sử dụng thiết bị dạy nghề có hiệu quả. Thực hiện kiểm tra, giám sát trong quá trình tổ chức đào tạo, việc sử dụng kinh phí và thực hiện các chính sách của Nhà nước đối với người học nghề, công tác giải quyết việc làm sau đào tạo của người học..., góp phần thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn tỉnh.

Xuân Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]