Được sự hỗ trợ vật chất, nhiều hộ dân tại bản Poọng, xã Tam Chung (Mường Lát) đang tu sửa lại nhà cửa, ổn định cuộc sống.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chung tay khôi phục đời sống và sản xuất cho đồng bào vùng lũ

(THO) - Đợt mưa lũ lịch sử từ ngày 28 đến 31-8 vừa qua đã càn quét qua địa bàn các huyện miền núi của tỉnh, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Đã có 10 người chết, 2 người mất tích và khoảng gần 1.900 tỷ đồng tài sản các loại bị cuốn trôi theo dòng nước.

Được sự hỗ trợ vật chất, nhiều hộ dân tại bản Poọng, xã Tam Chung (Mường Lát) đang tu sửa lại nhà cửa, ổn định cuộc sống.

Ngay trong và sau lũ, chính quyền các cấp, các ngành và các địa phương trong tỉnh đã đồng loạt triển khai nhiều giải pháp giúp nhân dân khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống.

Khi đồng bào và chính quyền địa phương đang vật lộn trong gian khó của trận đại hồng thủy, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã đến tận các vùng lũ để kiểm tra, chỉ đạo khắc phục kịp thời hậu quả. Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành các quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ khắc phục thiệt hại của đợt mưa lũ; các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khôi phục sản xuất, sửa chữa khắc phục các công trình nhằm ổn định đời sống nhân dân. Từ chủ trương, chính sách và sự chủ động phát huy tinh thần tương thân tương ái, các ngành của tỉnh cũng ráo riết vào cuộc triển khai công tác hỗ trợ. Ngay trong và sau đợt lũ, Sở Công Thương đã huy động 50 tấn gạo, 5.000 thùng mỳ tôm, 1.600 gói muối i-ốt và bột canh để cứu trợ nhân dân các vùng lũ. Cuối tháng 10, Sở Xây dựng đã phối hợp với các doanh nghiệp trong ngành xây dựng, trao tặng 3 huyện bị thiệt hại nặng là Quan Hóa, Mường Lát và Quan Sơn 300 tấn xi măng và 400 triệu đồng để sửa chữa những công trình hư hỏng. Chính quyền các huyện bị thiên tai cũng chủ động rà soát, tổng hợp số khẩu thiếu đói sau lũ để từ đó triển khai và đề nghị được cấp lương thực cho hơn 15.300 hộ dân với gần 52.000 nhân khẩu tại 7 huyện miền núi khó khăn nhất.

Với những hộ mất nhà ở, chính quyền các địa phương đã kịp thời bố trí nơi ăn ở tạm thời và nơi ở sau đợt lũ. Đến cuối tháng 11, các địa phương đã hỗ trợ người dân, tiến hành tu sửa, dựng lại và xây mới cho 264 hộ có nhà hư hỏng hoặc phải di dời khẩn cấp. Huyện Cẩm Thủy đã hoàn thành việc tu sửa, khôi phục 86 nhà ở cho các gia đình có nhà bị thiệt hại, đồng thời đang triển khai xây mới 2 nhà có người neo đơn. Huyện Quan Sơn cũng hoàn thành việc dựng lại nhà ở và xây mới cho 23 hộ gia đình, 3 nhà đang chuẩn bị xây mới, phấn đấu hoàn thành vào những ngày cuối năm 2018. Huyện Quan Hóa cũng đã và đang huy động lực lượng dân quân, tháo dỡ vật liệu còn tận dụng được để phục dựng và xây mới nhà ở cho 90 hộ gia đình; đã hoàn thành khôi phục nhà ở cho 318 hộ khác. Tại huyện Mường Lát, chính quyền các xã và huyện đã hỗ trợ nhân lực, vật lực để nhân dân hoàn thành sửa chữa 140 ngôi nhà, đang triển khai xây mới 90 nhà... 10 khu tái định cư cho đồng bào vùng lũ đã và đang được triển khai xây dựng tại các huyện: Quan Hóa, Mường Lát, Bá Thước.

Sau khi tạm thời an cư, việc khôi phục sản xuất ở những nơi cơn lũ đi qua được các ngành, các địa phương ưu tiên triển khai. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cử cán bộ xuống các địa phương, đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn khôi phục sản xuất ngay sau mưa lũ. Việc rà soát để nắm bắt những công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp hư hỏng sau lũ cũng được sở triển khai, từ đó huy động nguồn lực tại chỗ và phối hợp với các địa phương để sửa chữa, khắc phục. Đến thời điểm hiện tại, các công ty thủy nông và các huyện: Cẩm Thủy, Bá Thước, Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Quan Hóa đã cơ bản hoàn thành việc nạo vét các kênh dẫn, hút khối lượng đất bồi lấp, sửa chữa các thiết bị hư hỏng để kịp thời phục vụ sản xuất vụ đông 2018-2019. Với những sự cố đê điều lớn, có tính chất phức tạp, UBND tỉnh đã có các văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành trung ương, hiện đã được hỗ trợ kinh phí để xử lý khẩn cấp hàng chục công trình với tổng giá trị hàng trăm tỷ đồng. Các công trình cấp nước sạch sinh hoạt tại 2 huyện Quan Hóa và Mường Lát cũng đang được xây dựng lại với sự hỗ trợ kinh phí từ ngân sách tỉnh.

Cùng với trực tiếp vào cuộc, tỉnh và các ngành, các địa phương cũng đứng ra tiếp nhận hỗ trợ nguồn lực to lớn từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các bộ, ngành Trung ương. Ủy ban MTTQ tỉnh và MTTQ các huyện đã tiếp nhận hỗ trợ hơn 24,2 tỷ đồng tiền mặt, hơn 211 tấn gạo, gần 26.300 thùng mỳ tôm, nhiều sách vở, quần áo, các nhu yếu phẩm... từ các đơn vị, cá nhân hỗ trợ để chuyển đến các tầng lớp nhân dân vùng lũ. Hội Chữ thập đỏ tỉnh cũng đã tiếp nhận tiền, hiện vật với tổng giá trị hơn 8,1 tỷ đồng để chuyển tới nhân dân vùng thiệt hại khắc phục thiệt hại, sớm ổn định cuộc sống.

3 tháng sau cơn lũ dữ, sự hoang tàn đổ nát, những mất mát lớn lao của đồng bào đã dần được khắc phục. Đó là kết quả của sự nỗ lực của chính đồng bào, sự ủng hộ, chung tay, góp sức và tinh thần trách nhiệm cao với cộng đồng của các cấp chính quyền, các sở, ngành, đơn vị của tỉnh.


Bài và ảnh: Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]