(Baothanhhoa.vn) - Từ năm 2006, Quốc hội ban hành Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS). Sau khi có luật, người nhiễm HIV và người có nguy cơ cao được tiếp cận các dịch vụ liên quan đến HIV/AIDS thuận lợi hơn. Đặc biệt, người nhiễm HIV được tham gia nhiều hơn các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS bao gồm cả góp ý chính sách, pháp luật...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS: Cần sự chung tay của toàn xã hội

Từ năm 2006, Quốc hội ban hành Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS). Sau khi có luật, người nhiễm HIV và người có nguy cơ cao được tiếp cận các dịch vụ liên quan đến HIV/AIDS thuận lợi hơn. Đặc biệt, người nhiễm HIV được tham gia nhiều hơn các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS bao gồm cả góp ý chính sách, pháp luật...

Ảnh minh họa.

Các tổ chức dựa vào cộng đồng của người nhiễm HIV phát triển rộng hơn và hoạt động hiệu quả hơn. Tại Thanh Hóa, trong những năm qua, các cấp, ngành trong tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc chống phân biệt, kỳ thị đối với những người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, nhất là với phụ nữ, trẻ em, hướng đến mục tiêu vì sự bình đẳng và phát triển của xã hội. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn nhiều thách thức, vẫn còn nhiều người nhiễm HIV/AIDS bị phân biệt, kỳ thị, xa lánh ngay chính nơi mình sinh sống, rất cần sự vào cuộc quyết liệt hơn của toàn xã hội.

Câu chuyện của chị Nguyễn Thị Ch. (xã Hoằng Hải, Hoằng Hóa) là một ví dụ. Sau 3 năm lấy chồng rồi sinh con, những tưởng cuộc sống sẽ bình yên, nhưng đến tháng 1-2017, chồng chị bị ốm nặng, sút cân, ăn uống kém, chị đã đưa chồng đến bệnh viện đa khoa huyện, rồi Bệnh viện Đa khoa tỉnh và ra cả Bệnh viện Bạch Mai để kiểm tra. Ở đây chồng chị được chẩn đoán là nấm hầu họng thực quản và các bệnh nhiễm trùng cơ hội do tiến triển của bệnh AIDS ở giai đoạn cuối và anh ra đi vào tháng 4-2017. Sau khi chồng mất, chị và con trai đã đến Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Thanh Hóa xét nghiệm, tại đây bác sĩ thông báo cả hai mẹ con đều bị nhiễm HIV. Được sự động viên của các bác sĩ tại trung tâm tư vấn và được điều trị ngay bằng thuốc kháng vi rút (ARV) nên sức khỏe của hai mẹ con dần ổn định. Thế nhưng cuộc sống của hai mẹ con chị đã bị đảo lộn hoàn toàn, bà con láng giềng xa lánh. Tháng 6-2017, chị làm đơn xin cho con trai được đi học tại trường mầm non của xã nhưng nhiều lần vẫn không được vì ban giám hiệu nhà trường giải thích rằng, cháu bị nhiễm HIV nên các phụ huynh trong lớp sợ lây nhiễm cho con em họ, nếu nhận cháu vào học thì họ sẽ chuyển con sang lớp khác... Rồi mỗi khi con chạy sang nhà hàng xóm chơi cũng bị đuổi về, không có bạn nào dám đến gần, con chơi lủi thủi một mình, thỉnh thoảng chị dạy đánh vần, tô màu cho con mà thấy tủi phận vô cùng. Bản thân chị Ch. cũng không xin được việc làm do bị nhiễm HIV, cuộc sống của 2 mẹ con hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, sinh hoạt tất cả trông chờ vào 2 triệu đồng tiền trợ cấp gia đình liệt sĩ hằng tháng của bà thím....

Hoàn cảnh của chị Ch. cũng là nỗi đau của rất nhiều người khác khi phải sống chung với HIV/AIDS. Thực tế đó làm cho nhiều người nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS tự ti, mặc cảm, sống khép kín, giấu bệnh, thậm chí có trường hợp khi phát hiện bị nhiễm HIV đã tự vẫn vì không đủ nghị lực để vượt qua nhiều trở ngại dù tuổi đời còn rất trẻ.

Trong những năm qua, các ngành chức năng và địa phương của tỉnh đã triển khai và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, quy định về phòng, chống HIV/AIDS tới các tầng lớp nhân dân, nhất là những người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV và người nhiễm HIV/AIDS. Về cơ bản, các tầng lớp nhân dân đã có kiến thức, thái độ và hành vi tốt trong phòng, chống HIV/AIDS. Đến hết tháng 10-2018, lũy tích toàn tỉnh đã phát hiện 8.180 người nhiễm HIV/AIDS, trong đó số ca còn sống quản lý được là 4.128, đã có 3.814 người nhiễm HIV/AIDS được điều trị bằng thuốc kháng vi rút ARV. Công tác chăm sóc, hỗ trợ, điều trị người nhiễm được triển khai có hiệu quả ở tất cả các tuyến y tế, đặc biệt công tác này đang triển khai có hiệu quả tại cộng đồng... Tuy nhiên, hiện nay việc xóa bỏ rào cản kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trên thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, không ít người dân vẫn còn tâm lý e ngại khi tiếp xúc với những người đang sống chung với HIV/AIDS.

Thái độ và cách đối xử của mọi người trong xã hội được xem là một trong những phương thức giúp cho người nhiễm HIV/AIDS tin tưởng vào bản thân, gia đình và cộng đồng. Vì vậy, mỗi người cần giảm bớt sự lo lắng về căn bệnh này, tuyên truyền và giải thích cho mọi người biết rằng HIV/AIDS không lây qua con đường tiếp xúc thông thường; tránh phân biệt, kỳ thị với những người nhiễm bệnh bởi những người nhiễm HIV cũng muốn học tập, lao động và được cống hiến như bao người khác. Và chỉ khi có được sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, nhất là vai trò của cộng đồng dân cư thì mới có thể từng bước xóa bỏ hoàn toàn rào cản kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Hoàng Tiến Ngọc

(Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Thanh Hóa)

HIV lây truyền qua những đường nào

Theo quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh Phòng chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), thuật ngữ HIV và AIDS được hiểu như sau: HIV là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến chết người. AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV được thể hiện bởi các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch dẫn đến tử vong.

Virus HIV có thể lây truyền qua: Đường máu, quan hệ tình dục, truyền từ mẹ sang con.

Những đường không lây truyền HIV

Bắt tay, động chạm, ôm hôn xã giao, ho, hắt hơi, cùng làm việc, cùng học tập, ở cùng nhà, cùng ngồi trên phương tiện giao thông, dùng chung nhà vệ sinh, buồng tắm, bể bơi công cộng, muỗi và các côn trùng khác đốt.

Như vậy, chúng ta có thể sống chung, làm việc, học tập chung với người nhiễm HIV mà không sợ bị lây nhiễm HIV.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]