(Baothanhhoa.vn) - Với những chủ trương, chính sách hỗ trợ thiết thực, hiệu quả của Đảng, Nhà nước, là điều kiện thuận lợi để đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trong tỉnh phát triển kinh tế - xã hội, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chính sách dân tộc giúp miền Tây xứ Thanh thoát nghèo

Với những chủ trương, chính sách hỗ trợ thiết thực, hiệu quả của Đảng, Nhà nước, là điều kiện thuận lợi để đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trong tỉnh phát triển kinh tế - xã hội, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Chính sách dân tộc giúp miền Tây xứ Thanh thoát nghèo

Việc cải tạo vườn tạp sang trồng cây có giá trị kinh tế cao giúp người dân xã Thượng Ninh (Như Xuân) thoát nghèo bền vững.

Minh chứng rõ nét nhất được thể hiện qua sự phát triển và đổi thay ở 11 huyện miền núi trong tỉnh đó là hàng loạt cơ sở hạ tầng ở các xã miền núi, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn được đầu tư xây dựng, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và phục vụ đời sống dân sinh, nhất là hệ thống đường giao thông, điện lưới quốc gia, trường học, trạm y tế... Cùng với đó, các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đã tạo điều kiện trực tiếp cho các hộ đồng bào dân tộc có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Có thể điểm qua một số địa phương thực hiện tốt chính sách dân tộc, như huyện Mường Lát đã triển khai hiệu quả Chương trình 134, 135, Dự án ổn định sản xuất, đời sống và phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào Mông... Với sự lồng ghép linh hoạt từ các chương trình, dự án, trong những năm qua huyện đã hỗ trợ cho trên 40.000 hộ đồng bào DTTS làm nhà ở, gần 10.000 hộ chuyển đổi ngành nghề; xây dựng và đưa vào sử dụng trên 3.000 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, 22 trung tâm cụm xã, trên 200 công trình nước sinh hoạt tập trung thôn, bản; 100% số xã và trên 95% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia...

Tại huyện Như Thanh đã triển khai nhiều chính sách sát thực, có tác động lớn đối với đời sống của đồng bào. Cụ thể như chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất; chính sách đối với người có uy tín, già làng, trưởng bản và hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn; hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, tiền điện, tiền mặt, dầu hỏa thắp sáng... Huyện Như Thanh cũng được phân bổ ngân sách hàng ngàn tỷ đồng để đầu tư xây dựng, sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng. Trong giai đoạn 2014 - 2018 đã cải tạo, nâng cấp, làm mới hơn 400 km đường giao thông nông thôn; nâng cấp các công trình hồ, đập; kiên cố kênh mương, xây mới nhà văn hóa thôn, bản...

Ngoài các chính sách của Trung ương, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã ban hành nhiều đề án, dự án, chính sách phù hợp với từng địa phương, như: Đề án “Ổn định sản xuất, đời sống và phát triển kinh tế - xã hội 3 bản dân tộc Mông huyện Quan Sơn, giai đoạn 2016 - 2020”; “Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo miền núi Thanh Hóa giai đoạn 2013 – 2020”; Đề án tuyên truyền xây dựng nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; Đề án “Bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”... Từ các chương trình, dự án, chính sách dân tộc đã và đang tác động tích cực đến sự phát triển trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng vùng dân tộc, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững khu vực miền núi tỉnh ta.

Từ thực tiễn chứng minh, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước đã đem lại một nguồn lực to lớn giúp tỉnh Thanh Hóa thực hiện hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển vùng DTTS nói riêng, đây cũng là tiền đề quan trọng để thực hiện tốt hơn nữa chính sách dân tộc, đưa khu vực miền núi xứ Thanh phát triển nhanh bền vững.

Bài và ảnh: Xuân Minh


Bài Và Ảnh: Xuân Minh

Từ khóa:thoát nghèo

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]