(Baothanhhoa.vn) - Lời cảm ơn trong tiểu luận đóng vai trò không nhỏ để có một bài tiểu luận hoàn chỉnh. Đây là phần dùng để bày tỏ sự biết ơn, trân quý của tác giả đối với những sự giúp đỡ trong quá trình làm tiểu luận. Cùng tìm hiểu cách viết lời cảm ơn trong tiểu luận hay và chuẩn hiện nay!

Cách viết lời cảm ơn trong tiểu luận hay và chuẩn

Lời cảm ơn trong tiểu luận đóng vai trò không nhỏ để có một bài tiểu luận hoàn chỉnh. Đây là phần dùng để bày tỏ sự biết ơn, trân quý của tác giả đối với những sự giúp đỡ trong quá trình làm tiểu luận. Cùng tìm hiểu cách viết lời cảm ơn trong tiểu luận hay và chuẩn hiện nay!

Cách viết lời cảm ơn trong tiểu luận hay và chuẩn

Cách viết lời cảm ơn trong tiểu luận hay và chuẩn hiện nay.

Cách viết lời cảm ơn trong bài tiểu luận:

Xác định đối tượng của lời cảm ơn:

Cách viết lời cảm ơn trong tiểu luận hay và chuẩn

Đối tượng của lời cảm ơn là ai?

+ Đối tượng của lời cảm ơn là các giáo viên, những cá nhân, đoàn thể tham gia, giúp đỡ và hỗ trợ bạn trong quá trình hoàn thiện bài tiểu luận:

+ Giảng viên hướng dẫn, hỗ trợ quá trình hoàn thành tiểu luận.

+ Các tổ chức, doanh nghiệp, ban ngành hỗ trợ liên quan (nếu có): Công ty, đoàn thể xã hội, Sở Văn hóa -TT&DL...

+ Gia đình, bạn bè.

Xác định vị trí lời cảm ơn trong tiểu luận đặt ở đâu?

+ Đầu tiên, người viết cần xác định được vị trí của lời cảm ơn trong bài tiểu luận. + Lời cảm ơn trong bài tiểu luận viết ở đâu? Đây hẳn là một câu hỏi đối với nhiều sinh viên.

+ Lời cảm ơn của bài tiểu luận thường được đặt ở đầu của tiểu luận. Tuy nhiên, đối với quy định của nhiều đơn vị, trường đại học cao đẳng, lời cảm ơn cũng có thể được đặt ở cuối khi nội dung tiểu luận đã kết thúc.

+ Chung quy lại, lời cảm ơn trong tiểu luận được tách biệt khỏi phần nội dung chính của tiểu luận, được trình bày trong một trang riêng và có bố cục rõ ràng.

Xác định cấu trúc của 1 lời cảm ơn:

Sau khi đã xác định được vị trí của lời cảm ơn trong khóa luận tốt nghiệp. Để viết lời cảm ơn trong bài tiểu luận hay và đầy đủ nhất, tác giả cần xác định cấu trúc từng phần khi viết lời cảm ơn.

Cách viết lời cảm ơn trong tiểu luận hay và chuẩn

Cấu trúc của lời cảm ơn trong bài tiểu luận.

Cấu trúc của lời cảm ơn trong bài tiểu luận bao gồm 4 phần chính:

+ Phần lời chào: Đây là phần mở đầu của lời cảm ơn tiểu luận. Phần này mang tính chất giới thiệu các nội dung chính trong tiểu luận cũng như ngữ cảnh của lời cảm ơn.

+ Phần lời cảm ơn: Đây là phần nội dung chính của lời cảm ơn tiểu luận. Phần này cần ngắn gọn, đầy đủ các ý cần thiết mà người viết định triển khai trong lời cảm ơn của tiểu luận.

+ Phần hạn chế: Đây là phần nêu ra những điểm thiếu tự tin trong tiểu luận của tác giả cùng những điểm tác giả chưa hài lòng về tiểu luận của mình.

+ Phần kết luận cảm ơn: Đây là phần kết thúc của lời cảm ơn, tác giả cần viết ngắn gọn, đủ ý, không rườm rà.

Nội dung cảm ơn:

Cách viết lời cảm ơn trong tiểu luận hay và chuẩn

4 bước viết nội dung lời cảm ơn.

Để xây dựng được nội dung cảm ơn chuẩn, bạn có thể tham khảo 4 bước sau:

Bước 1: Viết phần lời chào

Cách viết:

Đầu tiên, khi viết lời chào trong lời cảm ơn tiểu luận, tác giả cần chú ý cách viết tổng hợp, phóng khoáng, không bó hẹp. Cần đảm bảo nội dung cũng như hoàn cảnh của tiểu luận này.

Viết phần lời chào tác giả nên viết từ 2 đến 3 câu tập trung giới thiệu về nội dung chính của tiểu luận không nên lan man vào các vấn đề khác.

Lưu ý:

+ Khi viết phần lời chào trong lời cảm ơn tiểu luận, người viết cần lưu ý không viết quá dài, giới thiệu trực tiếp vào nội dung của tiểu luận. Chỉ nên cô đọng từ 1 đến 2 câu.

+ Ngôn từ được sử dụng khi viết phần lời chào nên ngắn gọn, xúc tích không nên rườm rà, trừu tượng tránh gây khó hiểu, dài dòng, giải thích nhiều.

+ Phần mở đầu cần có câu mở đầu hợp lý, ngắn gọn, có tính liên kết, gợi mở vào nội dung của lời cảm ơn trong bài tiểu luận.

Bước 2: Viết phần lời cảm ơn

Cách viết:

+ Phần lời cảm ơn cũng là phần nội dung quan trọng nhất trong lời cảm ơn bài tiểu luận. Trong phần này, người viết cần viết ngắn gọn nhưng cũng cần thể hiện được lòng cảm ơn, cảm kích đối với những sự giúp đỡ nhận được trong quá trình làm tiểu luận.

+ Phần cảm ơn thường được chia nhỏ thành 1 đến 2 đoạn, mỗi đoạn gồm 3 đến 4 câu. Phần này cần viết rõ ràng, đầy đủ những cá nhân, tổ chức đã hỗ trợ trong quá trình hoàn thành tiểu luận.

Lưu ý:

+ Lưu ý khi viết phần lời cảm ơn trong báo cáo thực tập, người viết cần lên trước những ý chính sẽ viết trong phần này. Cần có sự sắp xếp hợp lý các cá nhân, tổ chức trong lời cảm ơn.

+ Người viết cần lưu ý đến thứ tự được cảm ơn trong phần này. Trong cách viết lời cảm ơn trong tiểu luận, những tập thể, tổ chức thường được nhắc trước, sau đó mới đến những cá nhân đặc biệt, có sự hỗ trợ lớn.

Bước 3: Viết phần hạn chế

Cách viết:

+ Phần hạn chế thường là đoạn cuối cùng trong lời cảm ơn của bài tiểu luận. Phần này cần có ngôn từ khiêm tốn, thể hiện chung những điểm chưa hài lòng trong bài tiểu luận.

+ Phần hạn chế cần được viết trong khoảng từ 2 đến 3 câu, không nên tập trung quá nhiều, khiến lời cảm ơn dài dòng, mất đi ý nghĩa.

Lưu ý:

+ Khi viết phần này, tác giả không nên tập trung bóc trần những yếu điểm trong quá trình nghiên cứu, tránh cho bài tiểu luận nhận được đánh giá kém, không hoàn thiện.

+ Phần hạn chế thường là phần kết thúc vậy nên không nên viết quá dài dòng, cần có dung lượng tương đương với các đoạn khác trong lời cảm ơn.

Bước 4: Câu kết luận cảm ơn

Cuối cùng, sau khi đã hoàn thành phần hạn chế, cần viết một câu kết luận cuối cùng nhằm tổng hợp lại và kết thúc lời cảm ơn tiểu luận. Câu này không cần quá dài dòng, có thể tách đoạn hoặc gộp liền với nội dung của phần hạn chế.

Dưới đây là một số câu kết thường dùng để bạn có thể tham khảo thêm:

+ Em xin trân trọng cảm ơn!

+ Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, cũng như sự hỗ trợ, hướng dẫn tận tình từ phía thầy cô, các anh chị để có thể hoàn thành bài tiểu luận này.

+ Cuối cùng, một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giảng viên, nhà trường đã hỗ trợ em trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này!

Xem thêm cách làm tiểu luận để làm luận văn gây ấn tượng tốt đẹp đối với thầy cô, giám khảo chấm bài.

5 lưu ý chung khi viết lời cảm ơn trong tiểu luận:

Cách viết lời cảm ơn trong tiểu luận hay và chuẩn

5 lưu ý chung khi viết lời cảm ơn trong tiểu luận.

Mỗi người sẽ có cảm xúc và văn phong khác nhau cho nên lời cảm ơn được thể hiện mang tính cá nhân và không có một quy chuẩn cụ thể nào cả. Tuy nhiên, để có một lời cảm ơn đúng chuẩn bạn cần lưu ý 5 điều sau:

Câu văn ngắn gọn, súc tích: không nên sử dụng câu cường điệu, ví von, tránh lỗi rườm rà, phóng đại.

Vị trí đặt lời cảm ơn: Lời cảm ơn thường sẽ đặt sau phần mở đầu, trước phần nội dung của bài hoặc có thể đặt ở phần kết luận, trước khi trích dẫn các tài liệu tham khảo. Giảng viên của bạn thường sẽ xem đầu và cuối bài luận văn rất kỹ. Do vậy, đây là vị trí hợp lý nhất để thu hút được sự chú ý của Thầy cô.

Thể hiện sự chân thành: Nên tham khảo các mẫu lời cảm ơn trong bài tiểu luận, nhưng đừng copy hoàn toàn. Hãy lồng vào đó tình cảm thật của bản thân một cách khéo léo để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Cách xưng hô: Xưng hô đúng mực, ghi rõ hàm vị của người giúp đỡ bạn nếu có.

Hình thức trình bày: Chú ý lỗi chính tả, ngắt câu, ngắt đoạn để đảm bảo bài tiểu luận của bạn thật chuyên nghiệp nhé!

Để hoàn thành bài tiểu luận đạt kết quả cao, hãy liên hệ với Tri Thức Cộng Đồng để được tư vấn cách làm, cũng như dịch vụ làm thuê luận văn, tiểu luận.

Với những chia sẻ về cách viết lời cảm ơn trong tiểu luận trên đây, mong rằng bạn đã có thể áp dụng vào bài tiểu luận sắp tới của mình. Nếu bạn đang gặp khó khăn và không thể tự làm được, hãy liên hệ với Tri thức cộng đồng để được tư vấn cụ thể hơn nhé. Chúc bạn thành công với bài tiểu luận sắp tới của mình!

LN


LN

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]