(Baothanhhoa.vn) - Sáng 14-8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn yêu cầu các địa phương trong tỉnh và các công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi thực hiện các phương án bảo đảm an toàn các công trình thủy lợi và phòng, chống ngập úng do ảnh hưởng của cơn bão số 4.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bảo đảm an toàn các công trình thủy lợi và phòng, chống ngập úng do ảnh hưởng của cơn bão số 4

Sáng 14-8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn yêu cầu các địa phương trong tỉnh và các công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi thực hiện các phương án bảo đảm an toàn các công trình thủy lợi và phòng, chống ngập úng do ảnh hưởng của cơn bão số 4.

Trạm bơm tiêu úng Tượng Văn (Nông Cống) chủ động bơm tiêu phòng, chống ngập úng.

Theo thông tin của Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của bão số 4, từ đêm 15-8 đến ngày 17-8 ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 250 -350mm/đợt.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành việc gieo trồng vụ hè thu, mùa; một số diện tích mới gieo trồng lại do ảnh hưởng của các đợt mưa trong tháng 7 nên rất dễ ảnh hưởng của ngập lụt, úng. Đồng thời một số hồ chứa nhỏ đã đầy nước, nhiều công trình thủy lợi đã xuống cấp, nguy cơ mất an toàn cao khi có mưa lớn xảy ra. Thời gian xảy ra mưa lớn trùng với thời kỳ thủy triều kém nên khả năng tiêu úng của các cống tiêu vùng ảnh hưởng triều bị hạn chế.

Để chủ động ứng phó với diễn biến mưa, lũ có thể xảy ra do ảnh hưởng của bão số 4, bảo đảm an toàn các công trình thủy lợi, nhất là hồ chứa nước và phòng, chống ngập úng, giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu UBND các huyện, thị xã và thành phố và các công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tăng cường theo dõi thông tin, dự báo mưa, lũ của các cơ quan khí tượng thủy văn và chỉ đạo từ UBND tỉnh, các bộ, ngành Trung ương để thực hiện phương án bảo đảm an toàn, vận hành công trình thủy lợi phù hợp, kịp thời. Vận hành các công trình thủy lợi tiêu nước đệm trong các hệ thống kênh mương, nhất là ở các khu vực có các diện tích lúa còn thấp cây; vận hành tối đa các công trình khi có ngập lụt, úng xảy ra. Tổ chức kiểm tra công tác bảo đảm an toàn các công trình hồ, đập, kịp thời thời phát hiện những hư hỏng, khẩn trương huy động mọi nguồn lực để khắc phục.

Những hồ chứa nước có tràn xả sâu (Cửa Đạt, Sông Mực, Yên Mỹ, Đồng Chùa) chủ động vận hành xả lũ hạ thấp mực nước hồ chứa về mực nước đón lũ theo quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa được phê duyệt, bảo đảm an toàn công trình và không xả lũ bất thường làm ảnh hưởng đến vùng hạ du. Đối với những hồ chứa đang đầy nước, hồ chứa xung yếu, hồ chứa đang thi công, rà soát, bổ sung đầy đủ vật tư phòng, chống lụt bão cho từng công trình theo phương án phòng chống lụt bão được phê duyệt; có phương án mở rộng tràn xả lũ khi cần thiết; chuẩn bị bạt để trải dọc mặt và mái thượng, hạ lưu đập, chuẩn bị bao tải đất để đắp lên mặt đập trong tình huống nước có thể tràn qua mặt đập theo phương châm "4 tại chỗ". Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo tình hình an toàn công trình thủy lợi, sự cố công trình và vận hành công trình thủy lợi phòng, chống ngập lụt, úng.


Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]