(Baothanhhoa.vn) - Thời kỳ hội nhập, phụ nữ Thanh Hóa đã có những bước tiến quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển của tỉnh. Những bước phát triển đó có thuận lợi và cũng không ít khó khăn do nguyên nhân khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, nếu những khó khăn được quan tâm tháo gỡ kịp thời, sự đồng lòng vượt khó thì hoạt động công tác hội và phong trào phụ nữ sẽ còn đóng góp nhiều hơn nữa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bài cuối: Nhiều khó khăn cần giải quyết có trọng tâm, trọng điểm

Thời kỳ hội nhập, phụ nữ Thanh Hóa đã có những bước tiến quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển của tỉnh. Những bước phát triển đó có thuận lợi và cũng không ít khó khăn do nguyên nhân khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, nếu những khó khăn được quan tâm tháo gỡ kịp thời, sự đồng lòng vượt khó thì hoạt động công tác hội và phong trào phụ nữ sẽ còn đóng góp nhiều hơn nữa.

Nghề thủ công mỹ nghệ xuất khẩu huyện Nga Sơn đang giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhiều hội viên, phụ nữ. Ảnh: Lê Hà

Nhiều cái khó

Một trong những khó khăn nhất hiện nay tồn tại ở các cấp hội phụ nữ cơ sở là đời sống và việc làm, nhất là đối với hội viên, phụ nữ vùng miền núi, vùng biển. Do trình độ dân trí thấp, thiếu việc làm, các mô hình kinh tế chưa phát triển đa dạng; một số hội viên có khả năng mở rộng mô hình sản xuất lại khó tiếp cận nguồn vốn vay để sản xuất, kinh doanh quy mô lớn. Bởi hội viên muốn khởi nghiệp thành công, rất cần được vay vốn lớn để đầu tư mở rộng sản xuất, trong khi vốn quỹ hội ít, tối đa chỉ vay 50 triệu đồng/hộ. Nếu hội viên muốn vay lớn phải thế chấp ngân hàng nhưng lại không đáp ứng đủ điều kiện, buộc phải huy động vốn bên ngoài từ anh em, bạn bè... để đầu tư. Nếu rủi ro, hội viên sẽ càng gặp khó khăn nhiều hơn.

Chị SaRiHa, dân tộc Chăm, tỉnh An Giang theo chồng về quê lập nghiệp tại xã Hải Yến (Tĩnh Gia). Chị đã dùng số tiền bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn và vay mượn thêm để mở 2 xưởng may túi xuất khẩu, tạo việc làm cho 40 lao động. Hiệu quả và tiềm năng khá rõ nét, nhưng chị vẫn khó tiếp cận vốn ngân hàng vì không đủ điều kiện thế chấp.

Có thể thấy, phát triển các mô hình sản xuất, khởi nghiệp đã và đang là chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế và tạo việc làm. Song, vẫn còn không ít những rào cản, khiến nhiều phụ nữ gặp khó khi thực hiện. Đa số hội viên, phụ nữ muốn thực hiện các mô hình sản xuất, kinh doanh đều thiếu nguồn vốn đủ lớn, ít thông tin về khoa học - kỹ thuật, thị trường, xúc tiến thương mại nên gặp nhiều rủi ro làm cho vai trò kinh tế của phụ nữ chưa thực sự nổi bật.

Đối với các huyện miền núi, nhất là vùng núi cao các huyện Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, ngoài những khó khăn chung, ở đây còn có nhiều khó khăn khác như: Tỷ lệ hộ nghèo, nạn tảo hôn, hội viên bị mù chữ, tái mù chữ nhiều, nhất là các xã biên giới; thiếu kiến thức phát triển sản xuất và xây dựng hạnh phúc gia đình; tình trạng bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em, tệ nạn xã hội vẫn còn xảy ra do thiếu việc làm, nhận thức hạn chế, địa hình đi lại khó khăn... Đồng chí Nguyễn Thị Thu, Chủ tịch Hội LHPN huyện Mường Lát cho biết: Toàn huyện có gần 2.000 hội viên mù chữ. Mỗi năm huyện hội phối hợp xóa mù chữ từ 3 đến 5 lớp cho 60 đến 100 hội viên, nhưng địa bàn rộng, kinh phí hỗ trợ hội viên học ít... nên tình trạng tái mù cao ảnh hưởng không nhỏ đến việc tuyên truyền thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của địa phương. Một số hội viên nhận thức hạn chế dễ bị xúi giục, vi phạm pháp luật...

Mặc dù cán bộ nữ luôn được quan tâm, tỷ lệ cán bộ nữ cơ cấu trong các cấp ủy đảng, HĐND, UBND, tham gia lãnh đạo, quản lý tại các sở, ban, ngành, cán bộ khoa học nữ tuy có tăng qua từng năm nhưng vẫn chưa đạt chỉ tiêu đề ra; công tác tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bố trí, sử dụng cán bộ nữ còn nhiều bất cập, nguồn cán bộ nữ còn thiếu. Nguyên nhân là do một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa thực sự quan tâm sâu sắc đối với công tác phụ nữ, công tác cán bộ nữ. Bên cạnh đó, công tác nắm bắt tình hình tư tưởng hội viên phụ nữ, nhất là vùng tôn giáo, vùng dân tộc thiểu số, vùng giải phóng mặt bằng, nữ lao động ở các khu công nghiệp tư nhân, liên doanh với nước ngoài, nữ tiểu thương ở chợ mặc dù đã có nhiều chuyển biến nhưng có lúc, có nơi chưa kịp thời, chưa chủ động phát hiện và tham gia giải quyết những vụ việc vi phạm trên địa bàn nên việc thu hút, tập hợp hội viên còn nhiều khó khăn, hạn chế.

Giải quyết có trọng tâm, trọng điểm từng nhiệm vụ

Đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết: Xác định được những khó khăn và nguyên nhân chủ quan, khách quan của tồn tại, hạn chế, những năm qua, Hội LHPN tỉnh chỉ đạo các cấp hội khắc phục bằng được. Đó là cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho hội viên, phụ nữ các dân tộc, vùng miền, cần tăng cường công tác phối hợp với các ngành, tranh thủ nguồn vốn từ các chương trình, dự án, đề tài khoa học để hỗ trợ hội viên thêm nguồn lực đầu tư sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp, từ đó phát huy nội lực của chị em; chú trọng bồi dưỡng kiến thức, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, giới thiệu việc làm; tạo điều kiện cho hội viên vay vốn mở rộng các ngành, nghề phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị; đẩy mạnh giúp phụ nữ thoát nghèo có địa chỉ và tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp. Cùng với đó, tăng cường giám sát, phản biện xã hội, chú trọng những vấn đề hội viên quan tâm nhằm bảo vệ quyền lợi ích chính đáng cho hội viên, đồng thời phát hiện, biểu dương, tôn vinh những cán bộ, hội viên tiên phong, gương mẫu đi đầu trên các lĩnh vực. Các giải pháp trên phải được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế và nguyện vọng của hội viên.

Đối với vùng miền núi, nông thôn, đặc biệt quan tâm công tác giải quyết việc làm, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, chú trọng phối hợp xóa mù chữ cho hội viên, phụ nữ dân tộc thiểu số. Theo thống kê của Hội LHPN tỉnh, từ năm 2015 đến đầu năm 2018, các cấp hội đã phối hợp tổ chức 23 lớp xóa tái mù chữ cho 1.023 phụ nữ dân tộc thiểu số. Cùng với đó là gắn với giới thiệu việc làm; dạy nghề, chuyển giao khoa học - kỹ thuật trồng lúa nước, chăn nuôi bò, gà, lợn giống bản địa, dệt thổ cẩm, mây giang xiên...; hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất, nhằm nâng cao đời sống, chống tái mù chữ, hạn chế vi phạm pháp luật, tích cực tham gia bảo vệ an ninh biên giới. Đó là mô hình tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản (Lang Chánh, Mường Lát, Như Xuân); nuôi lợn nái đen (Thường Xuân); khôi phục, phát triển nghề trồng và chế biến dong riềng truyền thống theo chuỗi giá trị (Cẩm Thủy)... Các huyện hội cũng chủ động xây dựng đề tài, lồng ghép các chương trình thực hiện.

Đối với các huyện đồng bằng, tăng cường vận động, khuyến khích phụ nữ sáng tạo, khởi nghiệp, tạo cơ hội nhiều hơn cho phụ nữ được học tập, chia sẻ kinh nghiệm, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần tạo động lực, truyền cảm hứng cho phụ nữ về tinh thần sáng tạo khởi nghiệp, làm giàu chính đáng. Có cơ chế mở, chính sách hỗ trợ cụ thể, tạo động lực cho phụ nữ thực hiện ý tưởng khởi sự kinh doanh. Các hoạt động hỗ trợ phải thực hiện có trọng tâm, trọng điểm vào nhóm đối tượng cụ thể, không mang tính phong trào, bề nổi mà tập trung vào hiệu quả.

Về công tác cán bộ, chú trọng tham mưu, giới thiệu, quy hoạch đội ngũ cán bộ nữ; chỉ đạo các cấp hội tổ chức rà soát, đánh giá, thực trạng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ hội, trên cơ sở đó tham mưu cho cấp ủy Đảng quan tâm tạo điều kiện để cán bộ nữ được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, đào tạo, bồi dưỡng theo chuẩn chức danh; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 11 gắn với thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới của tỉnh; chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ nữ. Quan tâm tạo điều kiện thuận lợi và có chính sách thỏa đáng để đội ngũ cán bộ, công chức nữ an tâm công tác, phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.


Bài và ảnh: Lê Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]