(Baothanhhoa.vn) - Vợ đi chợ về kêu trời vì cái gì giá cũng như ở trên trời. Tôi buột miệng nói: Nghe bảo ở quê những thứ này sẵn mà, sao ở mình lại đắt thế. Đang bực, vợ nói lại: Ở quê rẻ, thì anh về quê mà mua.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ăn lãi!

Vợ đi chợ về kêu trời vì cái gì giá cũng như ở trên trời. Tôi buột miệng nói: Nghe bảo ở quê những thứ này sẵn mà, sao ở mình lại đắt thế. Đang bực, vợ nói lại: Ở quê rẻ, thì anh về quê mà mua.

Câu trả lời làm tôi nhớ đến câu chuyện của bác hàng xóm cách đây chưa lâu. Sau khi xem VTV1 thông tin giá thịt lợn hơi xuất bán tại trang trại chỉ khoảng 30.000 đồng/kg, mà ở chợ bán tới gần 90.000 đồng/kg thịt sấn, hỏi người bán thịt vì sao lại đắt thế, thì được trả lời rằng: Muốn rẻ thì lên ti vi mà mua.

Giá cả thị trường đang có sự “lệch pha” giữa người cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng. Vẫn biết buôn thì phải ăn lãi, nhưng lãi lời phải trong chừng mực, thể hiện trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh, chứ không phải bán lấy được. Thái độ phục vụ và mức lãi phù hợp chính là thước đo, phản ánh văn hóa của người cung cấp dịch vụ. Một khi bán đúng, bán đủ, thì bản thân người bán hàng cũng thấy thanh thản.

Thế nhưng gần đây lợi dụng thị trường trong những thời gian cao điểm hoặc khan hiếm hàng hóa, nhiều người cung cấp dịch vụ đã phớt lờ đạo đức kinh doanh, nâng giá để ăn lãi vô tội vạ, không cần biết người sử dụng dịch vụ nghĩ gì và phải xoay xở như thế nào. Đến bó rau mà người bán hàng cũng “tát nước theo mưa” viện lý do giá xăng, dầu tăng để tăng theo.

Đành rằng chuỗi cung ứng hàng hóa không thể tách rời việc vận chuyển. Nhưng vận chuyển một bó rau từ nơi trồng đến chợ có làm cho mức giá tăng gấp rưỡi, gấp đôi ngày thường như thế không?. Càng trong hoàn cảnh khó khăn, dịch bệnh, chúng ta càng cần sự chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau, trong đó việc giữ đúng giá trị và mức phụ phí của hàng hóa cũng là một cách để hỗ trợ, chia sẻ với cộng đồng.

Nếu nhiều người cung cấp dịch vụ cứ cố đẩy giá hàng hóa theo giá ga, xăng, dầu như cách họ nói, trong khi có những mặt hàng gần như không sử dụng đến xăng, dầu hoặc sử dụng rất ít... thì sức chịu đựng của người tiêu dùng sẽ tồn tại được bao lâu?

Đến giờ tôi vẫn nhớ có một người bán thịt mỗi lần bán thường cắt thêm miếng nhỏ bỏ chung vào túi đưa cho khách. Bác nói rằng bán hàng chủ yếu lấy công làm lãi. Có bán được nhiều mới có nhiều lãi, chứ bán lấy được thì lần sau không còn người mua, lãi lời ở đâu ra nữa.

Để ngăn chặn hành vi trục lợi về giá đã có nhiều văn bản, chế tài xử lý được ban hành. Nhưng dù cho có tăng cường quản lý Nhà nước về giá như thế nào đi chăng nữa thì điều căn cốt vẫn phải là ý thức, trách nhiệm của người cung cấp dịch vụ. Một khi người bán hàng còn tư tưởng o ép, chộp giật, lợi dụng hoàn cảnh để tát nước theo mưa, thì thị trường rất khó để bình ổn.

Hạnh Nhiên


Hạnh Nhiên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]