(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, lĩnh vực thương mại - dịch vụ có những bước tăng trưởng đáng kể, đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế của tỉnh. Các loại hình tổ chức thương mại mới đã hình thành; các kênh phân phối hàng hóa công - nông nghiệp từng bước được định hình, góp phần hỗ trợ sản xuất và nâng cao đời sống người dân.

Tăng cường công tác quản lý trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ

Thời gian qua, lĩnh vực thương mại - dịch vụ có những bước tăng trưởng đáng kể, đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế của tỉnh. Các loại hình tổ chức thương mại mới đã hình thành; các kênh phân phối hàng hóa công - nông nghiệp từng bước được định hình, góp phần hỗ trợ sản xuất và nâng cao đời sống người dân.

Tăng cường công tác quản lý trong lĩnh vực thương mại, dịch vụNgười dân đến mua hàng tại Co.op Food Tecco Tower.

Mặc dù ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh thời gian qua có bước phát triển ổn định, môi trường đầu tư được cải thiện; sản xuất, kinh doanh có những kết quả tích cực. Hệ thống hạ tầng thương mại nhìn chung được đầu tư xây dựng đã phát huy hiệu quả trong việc thu hút, tập trung lượng hàng hóa lớn từ các nguồn sản xuất, kinh doanh trong và ngoài địa bàn, đáp ứng được nhu cầu mua bán trao đổi hàng hóa và tiêu dùng của Nhân dân. Tình hình chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại trên địa bàn tương đối tốt. 2 tháng đầu năm 2022, doanh thu bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh đạt 25.356 tỷ đồng, tăng 12,1% so với cùng kỳ. Trong đó, nhóm hàng lương thực, thực phẩm ước đạt 13.267 tỷ đồng, tăng 18,6%; nhóm đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình 2.175 tỷ đồng, tăng 8,1%; ô tô con các loại đạt 617 tỷ đồng, giảm 3,7%; xăng, dầu các loại 1.871 tỷ đồng, tăng 11,9%... Để phục vụ nhu cầu mua sắm của Nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, các doanh nghiệp thương mại, các thương nhân, tiểu thương trên địa bàn tỉnh đã chủ động tập kết, dự trữ lượng lớn hàng hóa. Lên tới khoảng 14.500 tỷ đồng.

Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát, nắm bắt địa bàn, ngăn chặn hàng lậu, hàng cấm lưu thông trên thị trường; kiểm tra, kiểm soát chất lượng thực phẩm, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối tượng kiểm tra, kiểm soát là những cá nhân, đơn vị sản xuất, kinh doanh trong khu vực các chợ; siêu thị; các lò giết mổ gia súc, gia cầm; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đường phố... Kết quả, 2 tháng đầu năm, trong đợt cao điểm phục vụ hàng hóa Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, lực lượng quản lý thị trường toàn tỉnh đã kiểm tra, phát hiện 756 vụ vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 44 tỷ đồng. Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát thị trường, lực lượng quản lý thị trường cũng đã tập trung tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong kinh doanh thương mại, dịch vụ. Nhất là đối với những lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ cao mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng như: xăng, dầu; giết mổ, vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm; thuốc tân dược, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm; rượu, bia, bánh kẹo... Qua đó, thời gian gần đây đã hạn chế đáng kể các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên địa bàn toàn tỉnh.

Để phát triển các loại hình thương mại - dịch vụ, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, hỗ trợ sản xuất theo hướng hàng hóa, Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường tỉnh tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật đối với hoạt động thương mại; làm tốt công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động của các tổ chức, cá nhân; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thương mại, giữ ổn định thị trường. Đồng thời, đổi mới và tăng cường thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại để quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm sản và sản phẩm công nghiệp của tỉnh. Tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại có chiều sâu, mang tính chiến lược; tập trung mọi nguồn lực hỗ trợ thúc đẩy sản xuất hàng hóa của địa phương, đáp ứng yêu cầu lưu thông trên cả nước như về xây dựng nhãn mác, thương hiệu, tem truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại phát triển như: hỗ trợ về kỹ thuật, hỗ trợ xây dựng phần mềm quản lý doanh nghiệp, hỗ trợ tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, tuyên truyền các cơ chế, chính sách hỗ trợ của ngành, địa phương. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và định hướng tiêu dùng tới người tiêu dùng nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh bằng nhiều hình thức, trong đó, tập trung nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho cán bộ quản lý Nhà nước. Tổ chức các chương trình tuyên dương các doanh nghiệp vì người tiêu dùng. Thường xuyên cung cấp thông tin và dự báo tình hình thị trường, tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa, để các nhà sản xuất, doanh nghiệp tiếp cận, nắm bắt tình hình để có kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp.

Bài và ảnh: Khánh Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]