(Baothanhhoa.vn) - Trước những tác động của dịch bệnh COVID-19, Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) đã và đang tích cực triển khai nhiều giải pháp thiết thực, kịp thời hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất, kinh doanh, ổn định cuộc sống.

Tin liên quan

Đọc nhiều

NHCSXH Thanh Hóa hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19

Trước những tác động của dịch bệnh COVID-19, Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) đã và đang tích cực triển khai nhiều giải pháp thiết thực, kịp thời hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất, kinh doanh, ổn định cuộc sống.

NHCSXH Thanh Hóa hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19

Nhiều hộ dân xã Điền Lư (Bá Thước) sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH.

Bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh về việc bảo đảm chất lượng hoạt động giải ngân nguồn vốn tín dụng chính sách đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, NHCSXH Thanh Hóa thường xuyên chỉ đạo, quán triệt đến cán bộ, người lao động trong chi nhánh tuân thủ khuyến cáo của các cơ quan chức năng, tổ chức phòng, chống dịch trong toàn hệ thống. Quyết tâm cùng các cấp chính quyền trong tỉnh thực hiện tốt “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, ngân hàng đã chỉ đạo phòng giao dịch các huyện, thị xã, thành phố làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, Ban Đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp chuyển nguồn ngân sách ủy thác qua NHCSXH cùng cấp để tích cực giải ngân hỗ trợ kịp thời vốn. Tính đến ngày 28-4, tổng dư nợ của NHCSXH Thanh Hóa 9.628,2 tỷ đồng, tăng 201,2 tỷ đồng so với đầu năm, cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn duy trì và mở rộng sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, NHCSXH Thanh Hóa cũng đã thực hiện cơ chế xoay vòng vốn linh hoạt hơn để hỗ trợ người dân trong quá trình trả lãi, trả nợ. Với sự hỗ trợ kịp thời về nguồn vốn trong thời điểm sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh có điều kiện tái sản xuất, duy trì hoạt động kinh doanh phù hợp với những biến động của thị trường. Nhất là, bảo đảm cung ứng hệ thống các sản phẩm tiêu dùng mà thị trường đang cần trong thời điểm dịch bệnh COVID-19.

Đối với hoạt động giao dịch tại xã, NHCSXH đã phối hợp với UBND cấp xã tập trung triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh, phòng chống dịch bệnh cho khách hàng và cán bộ ngân hàng theo khuyến cáo của cơ quan y tế, chính quyền địa phương, như: Đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch diệt khuẩn; bố trí sắp xếp khoảng cách an toàn giữa khách hàng với giao dịch viên. Đồng thời, sắp xếp giờ giao dịch với các tổ tiết kiệm và vay vốn/khách hàng phù hợp để tránh tập trung đông người vào cùng một thời điểm; hướng dẫn khách hàng rửa tay diệt khuẩn trước khi vào giao dịch, đeo khẩu trang khi giao dịch. Cùng với đó, các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh cũng tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, thực hiện tốt quy trình bình xét cho vay, bảo đảm đúng đối tượng, sử dụng nguồn vốn hiệu quả, đúng mục đích. Đến nay, toàn tỉnh có 275,7 nghìn hộ nghèo và đối tượng chính sách đang được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi thông qua hoạt động ủy thác cho vay của 9.923 tổ tiết kiệm và vay vốn của các tổ chức nhận ủy thác. Ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn của các địa phương thực hiện tốt công tác quản lý nguồn vốn tín dụng ngay từ khâu bình xét, lựa chọn đối tượng vay cũng như giám sát việc sử dụng vốn vay và đôn đốc người vay hoàn thành việc thanh toán lãi, nợ gốc đúng hạn.

NHCSXH Thanh Hóa cũng chỉ đạo phòng giao dịch các huyện, thị xã, thành phố chủ động phối hợp với các cấp ủy, chính quyền địa phương theo dõi, nắm bắt diễn biến, thống kê, rà soát mức độ bị ảnh hưởng, thiệt hại do dịch bệnh để giải quyết khó khăn, vướng mắc. Trong đó, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ đối với khách hàng vay vốn chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 chưa có điều kiện trả được nợ gốc đến hạn; không giao dịch được với NHCSXH và chưa trả được nợ gốc đến hạn sẽ được gia hạn nợ hoặc xem xét đến các yếu tố rủi ro để xử lý nợ theo quy định. Tính đến hết tháng 4-2020, NHCSXH Thanh Hóa đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện rà soát tình hình thiệt hại và giải quyết khó khăn, gia hạn nợ cho khách hàng gặp khó khăn tổng số tiền gia hạn nợ là 120,6 tỷ đồng.

Chủ động nguồn vốn vay ưu đãi và thực hiện các giải pháp hỗ trợ tích cực, kịp thời trong thời điểm sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn đã giúp NHCSXH Thanh Hóa hoàn thành tốt kế hoạch được giao, bảo đảm duy trì hoạt động và hạn chế những ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 ở mức thấp nhất. Đồng thời, giúp khách hàng vượt qua khó khăn, tái sản xuất, duy trì hoạt động phù hợp với những biến động của thị trường.

Bài và ảnh: Minh Hà


Bài Và Ảnh: Minh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]