(Baothanhhoa.vn) - Trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn mới của tỉnh, HTX nông nghiệp được xác định đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Đáng chú ý, những năm gần đây, các HTX  ngày càng thể hiện được vai trò là đơn vị kết nối giữa doanh nghiệp và nông dân trong việc thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm thông qua hợp đồng kinh tế, góp phần nâng cao giá trị kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, giúp nhiều hộ dân khu vực nông thôn có điều kiện nâng cao thu nhập.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao hiệu quả hoạt động các HTX nông nghiệp

Trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn mới của tỉnh, HTX nông nghiệp được xác định đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Đáng chú ý, những năm gần đây, các HTX ngày càng thể hiện được vai trò là đơn vị kết nối giữa doanh nghiệp và nông dân trong việc thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm thông qua hợp đồng kinh tế, góp phần nâng cao giá trị kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, giúp nhiều hộ dân khu vực nông thôn có điều kiện nâng cao thu nhập.

Nâng cao hiệu quả hoạt động các HTX nông nghiệp

HTX dịch vụ nông nghiệp Thọ Thanh, xã Thọ Thanh, huyện Thường Xuân ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao.

Nhận thấy vai trò quan trọng đó, những năm qua, tỉnh ta đã đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp thông qua việc hướng dẫn các HTX xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả; trong đó, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, đưa giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn và kết nối sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm ổn định. Tập trung chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, sản xuất cho cán bộ quản lý HTX và thành viên thông qua đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, đào tạo nghề. Kết nối với các doanh nghiệp thực hiện liên kết với các HTX để đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ các HTX vay vốn tín dụng và tiếp cận được các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, nhất là tiếp cận Quỹ phát triển HTX và Quỹ hỗ trợ phát triển kinh tế của hội nông dân để phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tổ chức sản xuất. Tạo điều kiện để các HTX tham gia hoạt động một số dịch vụ phục vụ sản xuất và xây dựng nông thôn mới, như: Quản lý, khai thác công trình thủy lợi, nước sinh hoạt nông thôn, bảo vệ môi trường, chợ nông thôn, ngành nghề nông thôn để các HTX tăng thêm việc làm và thu nhập cho các thành viên. Lựa chọn các sản phẩm chủ lực của từng vùng, từng địa phương để thúc đẩy thành lập các HTX chuyên sâu nhằm tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh cao cho các sản phẩm của địa phương. Củng cố các HTX và phát triển thành lập mới các HTX nông nghiệp gắn với sản phẩm đặc trưng làng, xã theo lợi thế của từng vùng...

Thực hiện có hiệu quả các giải pháp nên các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh không ngừng phát triển, chất lượng và hiệu quả hoạt động ngày càng được nâng lên. Đến hết năm 2019, toàn tỉnh có 630 HTX nông nghiệp, với 75.360 thành viên tham gia; trong đó, có 77% số HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả. Trong số HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả, có 434 HTX tham gia liên kết sản xuất, 52 HTX sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với xu hướng phát triển của nông nghiệp theo hướng hội nhập.

Các HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả và ngày càng được nâng cao về chất lượng đã và đang góp phần quan trọng trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh của các hộ thành viên và nông dân trên địa bàn, nhất là các hộ nghèo, góp phần đáng kể vào việc thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở các địa phương. Nhiều HTX đã quan tâm đến phát triển thêm thành viên, huy động thêm vốn, tiếp tục đầu tư phát triển kinh doanh, làm tốt các khâu dịch vụ, như: Mua sắm máy gặt đập liên hợp, xây dựng kênh mương nội đồng, mở rộng diện tích vườn ươm, ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất, liên kết với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho các thành viên. Thông qua các khâu dịch vụ, các HTX đã tạo thuận lợi cho các hộ dân tiến hành sản xuất, gieo cấy, chăm sóc, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Có thể thấy, hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh được nâng lên đã đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương.

Bài và ảnh: Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]