(Baothanhhoa.vn) - Với tiềm năng, lợi thế lớn cùng nhiều cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, hiện nay, lĩnh vực nông nghiệp đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn để khởi nghiệp. Nhất là, ngày càng có nhiều thanh niên được học hành bài bản, có trình độ chuyên môn cao đã lựa chọn con đường gắn bó với nông nghiệp và thành công trên chính mảnh đất quê hương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp - những tín hiệu đáng mừng

Với tiềm năng, lợi thế lớn cùng nhiều cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, hiện nay, lĩnh vực nông nghiệp đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn để khởi nghiệp. Nhất là, ngày càng có nhiều thanh niên được học hành bài bản, có trình độ chuyên môn cao đã lựa chọn con đường gắn bó với nông nghiệp và thành công trên chính mảnh đất quê hương.

Nhiều thanh niên trẻ lựa chọn khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.

Có trong tay tấm bằng thạc sĩ nông nghiệp và được nhận làm việc trong một doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn của Đài Loan với mức thu nhập khá cao. Thế nhưng, năm 2013, anh Nguyễn Trọng Lợi, thôn 4, xã Quảng Phú (Thọ Xuân) lại quyết định từ bỏ công việc đang làm để bắt đầu khởi nghiệp với mô hình chăn nuôi lợn rừng. Ban đầu, anh Lợi đầu tư mua gần 20 con lợn rừng sinh sản, vốn đầu tư 55 triệu đồng. Với số lợn rừng sinh sản này, sau năm đầu chăn nuôi, gia đình anh có thêm khoảng 240 con lợn rừng thịt. Quá trình chăn nuôi, anh luôn chú trọng làm tốt công tác phòng dịch bệnh cho lợn; tận dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có như rau, chuối tự nhiên... làm thức ăn chăn nuôi. Đồng thời, liên kết sản xuất để ổn định thị trường đầu ra cho sản phẩm. Đến nay, trung bình mỗi năm, anh xuất ra thị trường khoảng 200 lợn rừng thịt, doanh thu đạt hơn 400 triệu đồng. Chia sẻ về kinh nghiệm khởi nghiệp, anh Lợi cho biết: Một trong những yếu tố giúp thanh niên khởi nghiệp thành công đó là phải mạnh dạn đầu tư, dám nghĩ, dám làm, thường xuyên học hỏi kiến thức, nhất là cần có sự kiên trì, cố gắng.

Khi quyết định làm giàu từ sản xuất nông nghiệp, điều mà anh Trịnh Quốc Toản ở xã Yên Phong (Yên Định) lo lắng nhất là đầu ra cho sản phẩm. Sinh ra ở vùng quê thuần nông, anh Toản thấm thía tình cảnh được mùa - mất giá của nông dân khi phụ thuộc vào thương lái. Vì vậy, sau khi thuê hơn 1,2 ha đất ngoài đê sông Mã ở xã Yên Phong, anh Toản cho xây dựng gần 1.000m2 nhà kính, khu vực sân bãi, nhà kho và 1 cửa hàng giới thiệu sản phẩm kết hợp kinh doanh giống cây trồng và thuốc bảo vệ thực vật. Bước đầu, anh Toản trồng hoa cúc luân canh với các loại rau, quả như cà chua, dưa chuột... với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”. Đồng thời, anh tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng nông sản của khách hàng và liên hệ với doanh nghiệp thu mua. Anh Toản cho biết: “Tôi không sản xuất dàn trải, ồ ạt mà vừa làm, vừa nghe ngóng tín hiệu từ thị trường. Quỹ đất lớn nhưng với từng loại cây trồng ban đầu, tôi chỉ canh tác ở quy mô nhỏ để có sản phẩm chào hàng, thăm dò thị trường. Khi có doanh nghiệp đề nghị ký kết bao tiêu sản phẩm, tôi mới mở rộng quy mô sản xuất”. Mặc dù biết làm như vậy sẽ lãng phí đất đai và công sức song anh Toản cho rằng với lĩnh vực nhiều rủi ro như nông nghiệp thì phải có những bước đi thận trọng để tránh những tổn thất không đáng có. Nhờ chủ động trong khâu tiêu thụ mà anh có được khởi đầu thuận lợi. Thu nhập hàng năm từ mô hình của gia đình anh Toản lên tới hơn 1 tỷ đồng. Mục tiêu của anh là tạo ra khối lượng lớn nông sản, đồng đều về chất lượng để phục vụ xuất khẩu.

Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các mô hình khởi nghiệp nông nghiệp với những ý tưởng mới mẻ, cách làm sáng tạo chính là khởi đầu của nền nông nghiệp hiện đại. Theo thống kê của Tỉnh đoàn Thanh Hóa, từ năm 2011 đến nay, có tới hơn 90% trong tổng số 1.500 mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ là mô hình sản xuất nông nghiệp. Và trong số 200 mô hình bí thư chi đoàn tiên phong khởi nghiệp vừa được Tỉnh đoàn Thanh Hóa triển khai thực hiện, có tới 80% mô hình là nông nghiệp. Xu thế khởi nghiệp trong nông nghiệp ngày càng nở rộ, nhất là khi tầng lớp thanh niên trẻ đi ra từ nông thôn được học hành bài bản, có vốn kiến thức, kinh nghiệm thực tế. Nhiều bạn có trình độ cao đẳng, đại học, thậm chí thạc sĩ cũng đã lựa chọn gắn bó với nông nghiệp và lập nghiệp ngay tại quê hương. Để khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực này phải biết ứng dụng khoa học công nghệ, tạo thương hiệu cho sản phẩm. Phải thực sự đam mê nông nghiệp và theo đuổi lâu dài.

Những mô hình thanh niên khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực nông nghiệp là tín hiệu đáng mừng khi khởi nghiệp đang hướng tới thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn ngày một hiện đại, bền vững. Tuy nhiên, khởi nghiệp và lập nghiệp thành công được trong lĩnh vực này là điều không dễ. Do đó, cùng với sự đam mê và quyết tâm, trên chặng đường khởi nghiệp lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, các bạn trẻ vẫn rất cần sự hỗ trợ và định hướng kịp thời để có thể thành công trên chính mảnh đất quê hương mình.


Bài và ảnh: Lương Khánh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]