(Baothanhhoa.vn) - Chiều 16 - 7, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị bàn giải pháp bảo đảm nguồn vốn cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Lê Thị Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì hội nghị.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bàn giải pháp bảo đảm nguồn vốn cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Chiều 16 - 7, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị bàn giải pháp bảo đảm nguồn vốn cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Lê Thị Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì hội nghị.

Bàn giải pháp bảo đảm nguồn vốn cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Toàn cảnh hội nghị.

Tham dự có đại diện Đoàn ĐBQH tỉnh, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh, các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan của tỉnh, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam Chi nhánh Thanh Hóa, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hiệp hội Doanh nhân nữ Thanh Hóa, Hội Doanh nhân trẻ cùng đại diện 70 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Về phía ngành ngân hàng, có đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Thanh Hóa, 32 ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Trong các tháng đầu năm, công tác hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục được UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh quan tâm, tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thanh Hóa cũng xây dựng kế hoạch hành động góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Tính đến ngày 30 – 6, tổ chức mạng lưới ngân hàng tại Thanh Hóa đã huy động nguồn vốn hơn 92.700 tỷ đồng cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế vay để phát triển sản xuất, kinh doanh.

Bàn giải pháp bảo đảm nguồn vốn cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Đại diện Ban Quản lý KKT Nghi Sơn trao đổi một số khó khăn trong việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp.

Tính đến tháng 6 - 2019, toàn tỉnh có 13.734 doanh nghiệp đang hoạt động, 589 doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh có thời hạn so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu các doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là do chưa huy động được nguồn vốn kinh doanh, phương án kinh doanh chưa phù hợp. Mặt khác, 97% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính chưa cao, chưa có những sản phẩm chủ lực, sức cạnh tranh còn hạn chế, thiếu vốn đối ứng hoặc tài sản thế chấp nên khó tiếp cận vốn ngân hàng.

Bàn giải pháp bảo đảm nguồn vốn cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Đại diện một doanh nghiệp phát biểu ý kiến.

Tại hội nghị, đại diện nhiều doanh nghiệp cũng nêu ra nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp cận vốn, việc hoàn thành các thủ tục, hồ sơ liên quan để được vay vốn… Đại diện nhiều ngành chức năng, các ngân hàng đã có những giải thích, hướng dẫn doanh nghiệp tháo gỡ những vướng mắc để tiếp cận vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng thuận lợi hơn.

Bàn giải pháp bảo đảm nguồn vốn cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Đồng chí Lê Thị Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận tại hội nghị.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thị Thìn khẳng định, Thanh Hóa luôn đồng hành với doanh nghiệp, đồng thời xác định phải hỗ trợ doanh nghiệp để cùng phát triển. Những năm gần đây, mỗi năm tỉnh đều dành gần 20 tỷ đồng cho hoạt động khởi nghiệp, bồi dưỡng, đào tạo cho đội ngũ doanh nhân. Theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh tổ chức hội nghị này chính là tạo sự kết nối giữa cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh với các ngân hàng. Đồng chí đánh giá cao trách nhiệm của ngành ngân hàng trong việc huy động vốn cho các doanh nghiệp vay sản xuất, kinh doanh trong những năm qua; đồng thời trực tiếp trả lời nhiều ý kiến băn khoăn của các đại diện doanh nghiệp trong việc vay vốn. Để tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng dễ dàng hơn, đồng thời yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Thanh Hóa thường xuyên phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp để tiếp nhận các ý kiến phản ánh của doanh nghiệp về khó khăn vướng mắc trong vay vốn, cùng tổ chức hội nghị để tháo gỡ; lập đường dây nóng để các doanh nghiệp phản ánh nếu cán bộ tín dụng cơ sở gây khó dễ khi doanh nghiệp làm thủ tục vay vốn; phối hợp với Công an để phát hiện, dẹp bỏ hoạt động tín dụng đen ở các địa phương. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Thanh Hóa cũng cần phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tăng cường công tác hướng dẫn các quy định, trang bị thêm các kiến thức liên quan đến tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp, doanh nhân.

Lê Đồng


Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]