(Baothanhhoa.vn) - Ngày 21 - 3 - 2019 (tức ngày 16 tháng 2 âm lịch), tại Di tích văn hóa lịch sử Đền Độc Cước, UBND TP Sầm Sơn đã tổ chức lễ hội cầu phúc Đền Độc Cước năm 2019 và công bố quyết định Lễ hội cầu phúc Đền Độc Cước là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Lễ hội được tổ chức theo quy mô cấp thành phố, với sự tham gia của đông đảo người dân và du khách về với thành phố biển Sầm Sơn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đặc sắc Lễ hội cầu phúc Đền Độc Cước

Ngày 21 - 3 - 2019 (tức ngày 16 tháng 2 âm lịch), tại Di tích văn hóa lịch sử Đền Độc Cước, UBND TP Sầm Sơn đã tổ chức lễ hội cầu phúc Đền Độc Cước năm 2019 và công bố quyết định Lễ hội cầu phúc Đền Độc Cước là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Lễ hội được tổ chức theo quy mô cấp thành phố, với sự tham gia của đông đảo người dân và du khách về với thành phố biển Sầm Sơn.

Đặc sắc Lễ hội cầu phúc Đền Độc Cước

Nghi lễ rước kiệu về sân Đền Độc Cước.

Lễ hội cầu phúc đền Độc Cước là lễ hội truyền thống lâu đời, được cư dân biển Sầm Sơn tổ chức hằng năm, nhằm tưởng nhớ công lao vị thần Độc Cước. Tương truyền, xưa kia, thần Độc Cước đã tự xẻ thân mình làm đôi, một nửa trên đất liền giúp đỡ người dân, một nửa ngoài biển khơi để đánh đuổi các loài thủy quái.

Đặc sắc Lễ hội cầu phúc Đền Độc Cước

Lễ dâng hương.

Người dân nơi đây luôn tin rằng, cuộc sống của họ được vị thần này bảo trợ, bởi vậy, họ đã lập đền thờ trên hòn Cổ Giải (núi Trường Lệ) và tổ chức Lễ hội cầu phúc vào ngày 16 – 2 âm lịch hằng năm, với ước mong cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, cầu cho quốc thái dân an, cầu cho tôm cá đầy khoang, cầu cho nhân dân no ấm…

Đặc sắc Lễ hội cầu phúc Đền Độc Cước

Nghi lễ đọc văn tế.

Với những giá trị văn hóa, lịch sử, lễ hội cầu phúc Đền Độc Cước vinh dự được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đặc sắc Lễ hội cầu phúc Đền Độc Cước

Lễ đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Trong khuôn khổ lễ hội năm nay, TP Sầm Sơn duy trì các nghi thức rước kiệu, tế lễ truyền thống. Đặc biệt, lễ hội năm nay, thành phố giữ truyền thống làm bánh giầy khổng lồ với đường kính 2,19m, cao 0,9m được làm từ 2.400 kg gạo nếp do hơn 400 nghệ nhân, nhân dân làng Lương Trung, phường Trung Sơn kỳ công thực hiện, thể hiện tấm lòng thành kính dâng lên thần Độc Cước.

Đặc sắc Lễ hội cầu phúc Đền Độc Cước

Chiếc bánh giầy dâng lên thần Độc Cước.

Phần hội sôi động, hấp dẫn với hương trình biểu diễn nghệ thuật và các trò chơi dân gian như đi cà kheo, kéo co, đẩy gậy, thu hút sự tham gia của nhân dân 11 xã, phường trên địa bàn TP Sầm Sơn và đông đảo du khách.

Đặc sắc Lễ hội cầu phúc Đền Độc Cước

Chương trình biểu diễn nghệ thuật…

Đặc sắc Lễ hội cầu phúc Đền Độc Cước

Đặc sắc Lễ hội cầu phúc Đền Độc Cước

… và một số trò chơi dân gian.

Lễ hội kết thúc bằng nghi lễ cắt bánh giầy và chia bánh để phát lộc cho người dân và du khách tham gia lễ hội.

Đặc sắc Lễ hội cầu phúc Đền Độc Cước

Nghi lễ cắt bánh giầy.

Lễ hội cầu phúc đã góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, tạo điều kiện để nhân dân và du khách được thể hiện nét văn hóa tâm linh, sự tôn vinh, trân trọng những giá trị văn hóa lịch sử truyền thống hàng ngàn đời của ông cha ta truyền lại.

Khánh Đan


Khánh Đan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

1 bình luận

 Trần đông - 18:39 21/03/19

 Trả lời

Rất tự hào là con người Sầm Sơn anh hùng. Dù cuộc sống mưu sinh cơm, áo, gạo, tiền... Và đầy những sự bon chen khác. Nhưng không vì thế mà người dân Sầm Sơn lãng quên đi truyền thuyết cổ kính và vi diệu hàng nghìn năm trước tại vùng đất Sầm Sơn. Vị thần đã xẻ thân mình làm đôi tiêu diệt loài thủy quái, mang cuộc sống bình yên cho con người nơi đây.

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]