(Baothanhhoa.vn) - Dưới chân núi Chặng là ngôi chùa cổ Ngọc Châu, người dân địa phương vẫn hay gọi là chùa Chặng. Chùa xưa kia thuộc sách Gia Dụ, Mường Dô, phủ Thiệu Thiên, nay thuộc thị trấn Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy.

Chùa Chặng - điểm đến tâm linh ở Cẩm Thủy

Dưới chân núi Chặng là ngôi chùa cổ Ngọc Châu, người dân địa phương vẫn hay gọi là chùa Chặng. Chùa xưa kia thuộc sách Gia Dụ, Mường Dô, phủ Thiệu Thiên, nay thuộc thị trấn Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy.

Chùa Chặng - điểm đến tâm linh ở Cẩm ThủyChùa Chặng (Ngọc Châu tự), thị trấn Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy. Ảnh: Trung Lê

Đây là ngôi chùa cổ có từ thời Hậu Lê. Theo lời kể của các cụ cao niên ở đây, trong kháng chiến chống Pháp hang chùa có lúc trở thành kho quân giới, đầu thời kỳ hòa bình lập lại có thời gian làm bệnh viện chữa cho bệnh nhân tâm thần. Chính vì lẽ đó những pho tượng đá không rõ mất từ thời gian nào. Những pho tượng Phật thờ trong chùa hiện còn đều là tượng cổ, chất liệu gỗ, kích thước khá nhỏ.

Khảo sát quanh vùng, cách chùa Chặng 800m về phía Nam là Thung Voi (tương truyền là nơi nuôi voi của nghĩa quân Lam Sơn), bên phía Đông sông Mã cách 800m theo đường chim bay là đồn Chẹ còn dấu tích đồn binh của nghĩa quân... Dọc bờ từ Cẩm Vân lên Cẩm Giang có tới 6 nơi thờ bà Trịnh Thị Nương (em con cậu của Lê Lợi) là nghĩa sĩ đã hy sinh tại trận Lỗi Giang.

Lễ hội chùa Chặng được tổ chức vào ngày 5, 6 tháng Giêng hàng năm góp phần đưa nơi này trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa truyền thống của cư dân Mường Dồ và các Mường xung quanh. Theo quan niệm của người Mường, bước sang năm mới, vào dịp đầu tháng Giêng các phường, hội, bản, làng lại tập trung về chùa Chặng làm lễ rước kiệu, dâng hương cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống an lành, bình yên.

Phó Chủ tịch UBND thị trấn Phong Sơn - Nguyễn Công Hoan cho biết: Năm 2015 chùa Chặng đã được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, là trung tâm văn hóa, tín ngưỡng đạo Phật của người dân trong vùng.

Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm, hưởng ứng của tăng ni, phật tử và du khách thập phương, ngôi chùa ngày càng khang trang, một số công trình như nhà tổ, tam quan, nhà giảng pháp, phật điện, tháp chuông đã và đang dần hoàn thiện. Trong tương lai không xa, nhằm thu hút khách thập phương đến tham quan, khám phá, kết nối các điểm du lịch trong huyện, đặc biệt là Khu du lịch suối cá Cẩm Lương (xã Cẩm Lương) địa phương đề xuất với tỉnh mở rộng, cải tạo khuôn viên chùa, tái tạo mô hình dòng sông chảy qua chùa để tạo điểm nhấn cảnh quan.

Trung Lê



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]