(Baothanhhoa.vn) - Ban chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố Thanh Hóa vừa ban hành Công văn số 5117/BCĐ-UBND về việc thực hiện các quy định phòng, chống dịch trong thời gian tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.

Các quy định phòng, chống dịch trong thời gian TP Thanh Hóa tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội

Ban chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố Thanh Hóa vừa ban hành Công văn số 5117/BCĐ-UBND về việc thực hiện các quy định phòng, chống dịch trong thời gian tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.

Các quy định phòng, chống dịch trong thời gian TP Thanh Hóa tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội

Đối với việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch:

Thực hiện nghiêm các quy định trong phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại các văn bản: Quyết định số 3508/QĐ-UBND, ngày 08/9/2021 về việc tiếp tục áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội; Công văn số 13666/UBND-THKH ngày 04/9/2021 về việc hướng dẫn thủ tục di chuyển qua các chốt kiểm soát người ra, vào địa bàn thành phố và Công văn số 4981/UBND-VP ngày 01/9/2021, Công văn số 5016/UBND-VP ngày 04/9/2021 của UBND thành phố.

Đối với việc phân công, bố trí người làm việc tại đơn vị:

Các ban, sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh và các cơ quan hành chính sự nghiệp, các ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng đóng trên địa bàn phân công, bố trí người làm việc trực tiếp không quá 50% tổng số cán bộ, công chức, người lao động của đơn vị, khuyến khích làm việc trực tuyến tại nhà.

Các phòng, ban, đơn vị thành phố, UBND các phường, xã: Đối với lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch làm việc 100% và phân công, bố trí trực 24/24 giờ. Trưởng các phòng, ban, đơn vị thành phố phân công, bố trí 50% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại đơn vị, 50% làm việc trực tuyến tại nhà.

Đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh mặt hàng, dịch vụ thiết yếu: bố trí số lượng người lao động ở mức tối thiểu cho phù hợp, đảm bảo sản xuất kinh doanh, đảm bảo tuyệt đối an toàn phòng, chống dịch.

Các nhà máy, xí nghiệp trong các khu công nghiệp thực hiện sản xuất theo kế hoạch đã được phê duyệt, nhưng phải đảm quy định trong phòng, chống dịch.

Đối với các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ không thiết yếu thì không tổ chức hoạt động.

Thời gian người và phương tiện được phép di chuyển qua các chốt trong nội thành thành phố mà không phải xuất trình giấy tờ kể từ ngày 09/9/2021 đến ngày 15/9/2021:

Đối tượng áp dụng: Chỉ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ quan ban, sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh, thành phố, phường, xã; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh mặt hàng, dịch vụ thiết yếu được phép hoạt động theo quy định.

Các khung giờ cụ thể như sau:

Từ 6 giờ 30 phút đến 7 giờ 00 phút;

Từ 11 giờ 30 phút đến 12 giờ 00 phút;

Từ 13 giờ đến 13 giờ 30 phút;

Từ 16 giờ 45 phút đến 17 giờ 45 phút.

Kiểm soát người ra, vào thành phố Thanh Hoá tại các chốt cụ thể như sau: Các chốt kiểm soát của thành phố và các phường, xã có nhiệm vụ kiểm soát người và phương tiện giao thông ra, vào thành phố đảm bảo thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch, trong đó các đối tượng sau được phép đi qua chốt gồm:

Các bệnh nhân đi cấp cứu do các xe chuyên dụng của các bệnh viện, cơ sở y tế chuyên chở: Không phải xuất trình giấy tờ.

Đối với người đi khám bệnh, chữa bệnh: Có giấy giới thiệu, giấy xác nhận của cơ quan y tế hoặc UBND các xã, phường, thị trấn nơi cư trú cấp.

Lực lượng làm nhiệm vụ phòng, chống dịch, các lực lượng hỗ trợ: Có thẻ hoặc giấy xác nhận do cơ quan, đơn vị cấp.

Đối với cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan nhà nước: Có thẻ cán bộ, công chức, viên chức hoặc giấy giới thiệu, giấy xác nhận công tác của cơ quan chủ quản.

Đối với công nhân, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp: Có thẻ công nhân hoặc giấy đi đường của công ty, cơ sở sản xuất cấp.

Đối với công nhân, người lao động làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh mặt hàng, dịch vụ thiết yếu ngoài khu công nghiệp: Phải có giấy đi đường của cơ sở cấp và được UBND phường, xã sở tại xác nhận trên cơ sở đề nghị và tổng hợp danh sách của chủ cơ sở kinh doanh (UBND phường, xã không gặp để xác nhận riêng lẻ đối với từng cá nhân).

Đối với nhân viên siêu thị, trung tâm thương mại, các cơ sở kinh doanh, cung ứng dịch vụ, hàng hóa thiết yếu: Có giấy chứng nhận hoặc thẻ nhân viên do doanh nghiệp, đơn vị cấp và được UBND phường, xã sở tại xác nhận trên cơ sở đề nghị và tổng hợp danh sách của chủ cơ sở kinh doanh (UBND phường, xã không gặp để xác nhận riêng lẻ đối với từng cá nhân).

Đối với lái xe vận tải hàng hoá cung ứng các mặt hàng thiết yếu, lực lượng shipper: Phải có giấy xét nghiệm RT-PCR âm tính hoặc test nhanh kháng nguyên COVID-19 âm tính trong vòng 72 giờ và có giấy xác nhận của đơn vị, cơ sở cung ứng hàng hóa (thông qua các dấu hiệu nhận diện như trang phục, thùng hàng, logo doanh nghiệp, biển tên cá nhân...).

Đối với người đi chợ: UBND phường, xã phát phiếu đi chợ cho các hộ đi chợ trên địa bàn, thời gian từ ngày 09/9/2021 đến ngày 15/9/2021 mỗi hộ tối đa 2 lần.

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh khi cấp giấy đi đường cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải đảm bảo nguyên tắc: “Một cung đường hai điểm đến”; nội dung giấy đi đường phải ghi rõ các nội dung: Họ tên, địa chỉ nơi ở, nơi lưu trú, địa chỉ nơi làm việc...quán triệt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không sử dụng giấy đi đường vào việc khác (đi việc riêng, đi chợ, đi siêu thị...).

NH


NH

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]