(Baothanhhoa.vn) - Từ hiệu quả bước đầu của việc thí điểm chuyển đổi số (CĐS) cấp xã tại 3 xã Hà Sơn (Hà Trung), Nga An (Nga Sơn) và Yên Thọ (Như Thanh), năm 2022, UBND tỉnh tiếp tục giao chỉ tiêu hoàn thành CĐS cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025. Phấn đấu đến năm 2025, Thanh Hóa sẽ trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về CĐS; kinh tế số chiếm 20% trở lên trong GRDP của tỉnh; doanh nghiệp CĐS chiếm 50% trở lên tổng số doanh nghiệp có phát sinh thuế; 6 huyện, thị xã, thành phố trở lên và 300 xã, phường, thị trấn trở lên hoàn thành CĐS, theo Bộ tiêu chí đánh giá CĐS tỉnh Thanh Hóa.

Thanh Hóa tiếp tục giao chỉ tiêu chuyển đổi số cấp huyện, xã

Từ hiệu quả bước đầu của việc thí điểm chuyển đổi số (CĐS) cấp xã tại 3 xã Hà Sơn (Hà Trung), Nga An (Nga Sơn) và Yên Thọ (Như Thanh), năm 2022, UBND tỉnh tiếp tục giao chỉ tiêu hoàn thành CĐS cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025. Phấn đấu đến năm 2025, Thanh Hóa sẽ trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về CĐS; kinh tế số chiếm 20% trở lên trong GRDP của tỉnh; doanh nghiệp CĐS chiếm 50% trở lên tổng số doanh nghiệp có phát sinh thuế; 6 huyện, thị xã, thành phố trở lên và 300 xã, phường, thị trấn trở lên hoàn thành CĐS, theo Bộ tiêu chí đánh giá CĐS tỉnh Thanh Hóa.

Thanh Hóa tiếp tục giao chỉ tiêu chuyển đổi số cấp huyện, xã

Công dân đến giao dịch tại Bộ phận một cửa thị trấn Thọ Xuân.

Tại huyện Thọ Xuân, toàn bộ thông tin, hồ sơ công việc của công dân được tiếp nhận, lưu trữ trên môi trường điện tử và chuyển liên thông qua hệ thống phần mềm quản lý để giải quyết.

Cụ thể, đối với chỉ tiêu CĐS cấp huyện: Đến năm 2025, hoàn thành CĐS tại 12 huyện, thị xã, thành phố gồm: TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, thị xã Nghi Sơn; các huyện: Hoằng Hóa, Quảng Xương, Vĩnh Lộc, Ngọc Lặc, Quan Hóa, Cẩm Thủy, Yên Định, Thường Xuân. CĐS cấp xã: số xã, phường, thị trấn tại các huyện, thị xã, thành phố hoàn thành CĐS theo từng năm, cụ thể như sau: năm 2022: 94 xã, phường, thị trấn; năm 2023: 132 xã, phường, thị trấn; năm 2024: 133 xã, phường, thị trấn; năm 2025: 118 xã, phường, thị trấn.

Để đạt được chỉ tiêu đề ra, đồng thời thúc đẩy CĐS mạnh mẽ, vừa nâng cao hiệu suất giải quyết công việc của cấp ủy, chính quyền, vừa đem lại nhiều tiện ích cho người dân, cấp ủy, chính quyền, các địa phương đang tích cực tiến hành các bước thực hiện, tiến tới mục tiêu hoàn thành CĐS.

Thực hiện nhiệm vụ CĐS, huyện Thọ Xuân đã ban hành Kế hoạch hành động số 93-KH/HU về thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10-11-2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về CĐS tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhằm đổi mới phương thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của cấp ủy đảng, chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp và hoạt động của các cơ quan, đơn vị; tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của các ngành, các sản phẩm, các doanh nghiệp và nền kinh tế của huyện; tạo nền tảng để thúc đẩy hình thành và phát triển các ngành, lĩnh vực mới, đẩy nhanh tiến trình xây dựng xã hội văn minh, hiện đại... Phấn đấu đến năm 2025, Thọ Xuân có 100% xã, thị trấn trên địa bàn hoàn thành CĐS theo Bộ tiêu chí đánh giá CĐS tỉnh Thanh Hóa; huyện Thọ Xuân xếp thứ 2 về CĐS và dẫn đầu trong các huyện đồng bằng về xây dựng chính quyền số. Đến năm 2030 xây dựng thành công nền tảng đô thị thông minh thị xã Thọ Xuân. Huyện Thọ Xuân đã đầu tư hệ thống Internet, mạng nội bộ, thực hiện kết nối theo mô hình máy chủ/máy trạm, mạng nội bộ (LAN) và kết nối băng thông rộng (ADSL, FTTH); nâng cấp phòng họp trực tuyến tại huyện tới các xã, thị trấn phục vụ tốt công tác chỉ đạo, điều hành từ huyện đến xã; 30/30 xã, thị trấn có hệ thống phòng họp trực tuyến; 100% lãnh đạo cấp phòng trở lên và lãnh đạo các xã, thị trấn được cấp và sử dụng chữ ký số trong chỉ đạo, điều hành; tại bộ phận một cửa, toàn bộ thông tin, hồ sơ công việc của công dân được tiếp nhận, lưu trữ trên môi trường điện tử và chuyển liên thông qua hệ thống phần mềm quản lý để giải quyết; thực hiện 42 thủ tục hành chính mức độ 3 và 57 thủ tục hành chính mức độ 4; tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận, xử lý đúng hạn đạt 100%; 30 trang thông tin điện tử của xã và 1 cổng thông tin điện tử của huyện, các ứng dụng trên điện thoại thông minh thường xuyên cập nhật thông tin, từ đó giúp tăng cường công tác, chỉ đạo, điều hành và tương tác giữa chính quyền với người dân... Đây chính là hiệu quả từ việc xây dựng chính quyền số tại địa phương.

Về ứng dụng phục vụ kinh tế số, huyện đã phối hợp với VNPT Thanh Hóa hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh cá thể tham gia sàn giao dịch điện tử nông sản Thanh Hóa, hỗ trợ người sản xuất đưa các sản phẩm OCOP của huyện lên sàn giao dịch điện tử Thanh Hóa, hỗ trợ cung cấp tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm OCOP của huyện.

Ngoài ra, thực hiện phát triển xã hội số, huyện đã triển khai các phần mềm trong hệ sinh thái giáo dục thông minh như: phần mềm kiểm định chất lượng giáo dục, cài đặt các ứng dụng vnEdu Teacher, vnEdu Connect để hỗ trợ giáo viên, phụ huynh cập nhật thông tin, tương tác giữa nhà trường, gia đình và xã hội; hệ thống giải pháp camera giám sát an ninh trật tự tại 30/30 xã, thị trấn; tuyên truyền hướng dẫn sử dụng ví điện tử VNPT PAY cho Nhân dân trong huyện; phối hợp với phòng chuyên môn Sở Thông tin và Truyền thông tập huấn nhận thức về công nghệ, kỹ năng CĐS cho cán bộ, công chức, cán bộ xã, thôn, khu phố về CĐS...

Huyện Thọ Xuân dự kiến đến quý II-2022 sẽ đưa vào sử dụng phòng họp không giấy tờ tại Huyện ủy, UBND huyện; phối hợp với Viettel khảo sát, xây dựng phương án, giải pháp thực hiện CĐS trên địa bàn huyện.

Là một trong 7 đơn vị được lựa chọn, giao chỉ tiêu hoàn thành CĐS trong năm 2022, cấp ủy, chính quyền thị trấn Thọ Xuân xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội, mang lại sự hài lòng cho người dân, doanh nghiệp...

Ông Ngô Văn Hùng, Chủ tịch UBND thị trấn Thọ Xuân, cho biết: CĐS là yêu cầu bắt buộc trong thời đại công nghiệp 4.0, do đó, UBND thị trấn Thọ Xuân đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể để đảm bảo phát triển 3 trục chính của CĐS là: chính quyền số, xã hội số và kinh tế số. Qua đó đã đạt được một số kết quả nổi bật như: bộ phận một cửa được trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ cho giải quyết thủ tục hành chính; ứng dụng các phần mềm dùng chung với cấp huyện, cấp tỉnh (phần mềm quản lý văn bản có ứng dụng chữ ký số để trao đổi văn bản điện tử liên thông 4 cấp, hệ thống thư điện tử, hệ thống một cửa điện tử...); CĐS không chỉ tạo điều kiện cho cán bộ tiếp cận các phần mềm, thao tác nghiệp vụ nhanh chóng, hỗ trợ đắc lực công việc, mà còn tạo cơ chế giám sát tốt hơn. Thời gian tới, UBND thị trấn Thọ Xuân sẽ tiếp tục xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết, trong đó xác định cụ thể mục tiêu, phân công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm phải thực hiện để bảo đảm hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ CĐS.

Để hoàn thành mục tiêu CĐS, thiết nghĩ, các địa phương cần tiếp tục chủ động nâng cao trách nhiệm, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc tổ chức, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về ứng dụng công nghệ thông tin, gắn mục tiêu, nhiệm vụ CĐS với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của các cấp, các ngành; lấy kết quả lãnh đạo, chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện CĐS, phục vụ xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số là một tiêu chí đánh giá trách nhiệm và bình xét thi đua, khen thưởng đối với người đứng đầu các cơ quan, địa phương, đơn vị.

Bài và ảnh: Linh Hương


Bài và ảnh: Linh Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]