(Baothanhhoa.vn) - Thôn được tổ chức ở xã; tổ dân phố được tổ chức ở phường, thị trấn. Thôn, tổ dân phố không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một xã, phường, thị trấn; nơi thực hiện dân chủ trực tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản, tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tích cực, chủ động thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố

Thôn được tổ chức ở xã; tổ dân phố được tổ chức ở phường, thị trấn. Thôn, tổ dân phố không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một xã, phường, thị trấn; nơi thực hiện dân chủ trực tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản, tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao.

Đường giao thông nông thôn (thôn Tân Lập, xã Ngọc Phụng, huyệnThường Xuân) đã được bê tông hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông và phát triển kinh tế. Ảnh: Khắc Công

Thanh Hóa là địa phương đất rộng, người đông; số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã lớn. Đến 30-6-2017, trên địa bàn toàn tỉnh có 5.971 thôn, tổ dân phố thuộc 635 xã, phường, thị trấn. Từ ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh được sắp xếp theo hướng sáp nhập để tổ chức sản xuất hợp lý; có thời kỳ ở một số địa phương, thôn, tổ dân phố được chia lại theo địa bàn dân cư cũ... Thực trạng về quy mô, nhiều thôn, tổ dân phố nhỏ, không đảm bảo tiêu chí về số hộ. Trong số 5.971 thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh có 3.733 thôn, tổ dân phố chưa đảm bảo quy mô số hộ; trung bình mỗi đơn vị hành chính cấp xã có 9,4 thôn, tổ dân phố; nhiều nhất có 23 thôn, ít nhất có 3 thôn; trung bình mỗi thôn có 162 hộ; thôn nhiều nhất có 1.013 hộ; thôn ít nhất có 13 hộ; bình quân mỗi thôn có diện tích 186,14 ha (vùng đồng bằng mỗi thôn bình quân có diện tích 76,81 ha; miền núi có diện tích 421,13 ha).

Những năm qua, thôn, tổ dân phố được tổ chức, hoạt động theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; bảo đảm đoàn kết, dân chủ, công khai, minh bạch; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường; phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp ở địa phương; xây dựng, giữ vững thôn văn hóa, tổ dân phố văn hóa; phòng chống các tệ nạn xã hội và xóa bỏ hủ tục lạc hậu; đạt được nhiều kết quả quan trọng trong việc phát triển sản xuất; xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi; xóa đói, giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, hiện đại. Các thôn, tổ dân phố đã cơ bản hoàn thành việc cứng hóa các tuyến đường trục chính đáp ứng nhu cầu đi lại, sản xuất của nhân dân; nhiều thôn, tổ dân phố đã xây dựng được nhà văn hóa - khu thể thao đạt chuẩn. Trên địa bàn toàn tỉnh, cộng đồng dân cư ở thôn đã huy động nhiều nguồn lực như: Đóng góp bằng tiền mặt, tham gia ngày công, hiến đất, đóng góp vật tư, vật liệu để xây mới, nâng cấp đường liên xã, liên thôn, kênh mương nội đồng; nâng cấp, mở rộng các công trình điện nông thôn; xây dựng mới, cải tạo công sở, trường học, trạm y tế, trung tâm văn hóa - thể thao, chợ nông thôn; nhà ở dân cư; công trình cấp nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường nông thôn.

Tuy nhiên, quy mô các thôn, tổ dân phố như trên là chưa phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước. Thôn, tổ dân phố có quy mô nhỏ, phân tán làm giảm khả năng phát huy nguồn lực từ cộng đồng dân cư; tạo ra nhiều đầu mối trong quản lý của chính quyền cơ sở; nhu cầu kinh phí đầu tư xây dựng các công trình ở thôn, tổ dân phố tăng cao; giảm khả năng nâng phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách. Ảnh hưởng đến các hoạt động văn hóa, thể thao của thôn, tổ dân phố; việc huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cư gặp nhiều khó khăn, như: Xây dựng mới đường giao thông, hội trường - nhà văn hóa, khu thể thao..., ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới ở nhiều địa phương. Thôn, tổ dân phố có quy mô nhỏ dẫn đến số lượng đảng viên, đoàn viên, hội viên của các tổ chức chính trị - xã hội thấp; giảm khả năng tập hợp, vận động đảng viên, đoàn viên, hội viên; làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của chi bộ, chi hội, chi đoàn; công tác lựa chọn nhân sự gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì hoạt động của thôn, tổ dân phố vẫn có những bất cập, hạn chế, như: Một số chính quyền cấp xã đã giao nhiều việc xuống thôn, tổ dân phố; coi đây là nơi giải quyết các công việc hành chính, không đúng với bản chất là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư; toàn tỉnh vẫn còn 219 thôn chưa cứng hóa được đường trục chính; 694 thôn, tổ dân phố chưa có hội trường - nhà văn hóa; 2.042 thôn, tổ dân phố có hội trường - nhà văn hóa nhưng chưa đạt chuẩn; 2.298 thôn, tổ dân phố chưa có khu thể thao; 2.116 thôn, tổ dân phố có khu thể thao nhưng chưa đạt chuẩn...

Để đánh giá sát đúng thực trạng thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố; các xã, phường, thị trấn khảo sát, rà soát, đánh giá về tiêu chí, điều kiện cụ thể của từng thôn, tổ dân phố để ban hành đề án có tính khả thi trong triển khai thực hiện, sát với thực tế ở từng thôn, tổ dân phố; từng xã, phường, thị trấn. Qua kết quả tổng hợp, rà soát, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã sớm xem xét, thống nhất quyết định chủ trương sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng đã chỉ đạo sà soát, sắp xếp lại số lượng, chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; qua đó xem xét, nâng mức phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở.

Thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ngày 12-7-2017, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 48/2017/NQ-HĐND ban hành chính sách hỗ trợ đối với những người hoạt động không chuyên trách thôi đảm nhiệm chức danh sau khi sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố mới. Đồng thời, ngày 18-9-2017, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3507/QĐ-UBND phê duyệt Đề án sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh. Theo đó, mục tiêu của đề án là: Đến 30-6-2018, hoàn thành sáp nhập làm giảm 1.200 - 1.300 thôn, tổ dân phố, qua đó giảm người hoạt động không chuyên trách.

Để thực hiện được mục tiêu trên, căn cứ tiêu chí sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố theo quy định của Bộ Nội vụ, Đề án xác định 4 nguyên tắc trong việc thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố. Một là, phải phù hợp với thực trạng, đặc điểm, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc của mỗi địa phương; thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất của nhân dân; khuyến khích sáp nhập các thôn theo làng truyền thống ở các địa phương. Hai là, sáp nhập nhằm giảm số lượng thôn, tổ dân phố; góp phần tinh gọn bộ máy; giảm chi phí từ nguồn ngân sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cấp xã và hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của thôn, tổ dân phố trên địa bàn toàn tỉnh. Ba là, không chia tách các thôn, tổ dân phố đang hoạt động ổn định; chỉ thành lập mới các thôn, tổ dân phố trong trường hợp cần thiết đảm bảo phù hợp quy định của pháp luật. Bốn là, việc thực hiện sáp nhập phải theo đúng quy định của pháp luật, dân chủ, công khai, minh bạch; đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng; chính quyền; sự tham gia của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội; thực hiện thống nhất với kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức chi bộ, ban công tác mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở thôn, tổ dân phố. Ngày 25-10-2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 12-CT/TU về lãnh đạo thực hiện việc sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành trong triển khai thực hiện đề án; Sở Nội vụ đã kịp thời tổ chức hội nghị triển khai, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các địa phương. Cấp ủy cấp huyện, cấp xã đã ban hành nhiều nghị quyết để lãnh đạo, tổ chức thực hiện việc sáp nhập thôn, tổ dân phố; xây dựng nội dung, đưa vào sinh hoạt chuyên đề ở chi bộ cơ sở; thành lập ban chỉ đạo, phân công thành viên phụ trách theo địa bàn... UBND cấp huyện, cấp xã đã ban hành các kế hoạch, hướng dẫn; thông tin, tuyên truyền rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân; tổ chức hội nghị tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ chủ chốt cấp huyện, cấp xã và bí thư chi bộ, trưởng các thôn, tổ dân phố. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự tích cực, chủ động vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh, sau gần 1 năm triển khai thực hiện, đề án sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành vượt mục tiêu đề ra.

Triển khai thực hiện đợt 1 của đề án, có 7 huyện thực hiện thí điểm gồm: Cẩm Thủy, Thọ Xuân, Yên Định, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc và Hà Trung, sau gần 3 tháng triển khai thực hiện, đã sáp nhập 381 thôn, tổ dân phố để thành lập 183 thôn, tổ dân phố (giảm 198 thôn, tổ dân phố). Triển khai thực hiện đợt 2 của đề án, 26/27 huyện, thị xã, thành phố chủ động, tích cực thực hiện rà soát, sáp nhập các thôn, tổ dân phố (kể cả các huyện đã thực hiện đợt 1). Riêng huyện Mường Lát do điều kiện địa hình chia cắt, dân cư sinh sống phân tán... nên chưa thực hiện được việc sáp nhập thôn, bản. Một số huyện chủ động thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố theo tiêu chí mới quy định tại Thông tư số 09/2017/TT-BNV của Bộ Nội vụ ở những nơi có điều kiện, như: Cẩm Thủy, Như Thanh, Yên Định... Tính đến ngày 31-5-2018 – sau gần 5 tháng triển khai thực hiện đợt 2 – toàn tỉnh sáp nhập làm giảm 1.343 thôn, tổ dân phố tại 430 xã, phường, thị trấn. Như vậy, thực hiện đề án sáp nhập thôn, tổ dân phố, toàn tỉnh đã sáp nhập, làm giảm 1.541 thôn, tổ dân phố (vượt so với mục tiêu của đề án giảm từ 1.200 đến 1.300 thôn, tổ dân phố).

Sau gần 1 năm tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và đề án của UBND tỉnh về sáp nhập thôn, tổ dân phố, tỉnh Thanh Hóa đã một bước hoàn thành việc sáp nhập thôn, tổ dân phố, làm giảm số lượng lớn thôn, tổ dân phố; giảm số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; nâng cao mức phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách.

Kết quả thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh đã góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Đầu Thanh Tùng

Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]