(Baothanhhoa.vn) - Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, nhưng miền Nam còn nằm dưới quyền kiểm soát của Mỹ - Ngụy, đất nước tạm bị chia làm hai miền.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thắm tình Thanh – Quảng

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, nhưng miền Nam còn nằm dưới quyền kiểm soát của Mỹ - Ngụy, đất nước tạm bị chia làm hai miền.

Thắm tình Thanh – Quảng

Nhà bia ghi danh liệt sĩ quê hương Thanh Hóa hy sinh tại tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Diễm Lệ (Báo Quảng Nam)

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam”; “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”, phong trào kết nghĩa giữa các tỉnh, thành miền Bắc với các tỉnh, thành miền Nam đã dấy lên sôi nổi, sâu rộng trong cả nước. Hòa trong không khí đó, ngày 12-3-1960, lễ kết nghĩa giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Quảng Nam được tổ chức trọng thể tại thị xã Thanh Hóa (nay là TP Thanh Hóa). Tiếp sau đó, các huyện, thị xã của hai tỉnh lần lượt tổ chức lễ kết nghĩa. Kể từ đó, Ðảng bộ, nhân dân hai tỉnh luôn kề vai sát cánh, tương trợ, giúp đỡ, động viên cổ vũ lẫn nhau trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Thanh Hóa đã huy động cao nhất sức người, sức của cho miền Nam và Quảng Nam thân yêu. Lớp lớp thanh niên Thanh Hóa đã rời ruộng đồng, công trường, nhà máy, tạm xếp bút nghiên, xung phong lên đường vào Nam chiến đấu trên khắp các chiến trường, trong đó có hàng ngàn con em Thanh Hóa đã sát cánh cùng quân, dân Quảng Nam chiến đấu kiên cường, lập nhiều chiến công xuất sắc; nhiều người đã anh dũng hy sinh vì đất Quảng thân yêu, vì miền Nam ruột thịt, vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Thanh Hóa đã tổ chức huấn luyện Tiểu đoàn đặc công Lam Sơn, các đơn vị vũ trang và các đoàn cán bộ Dân - Chính - Đảng tăng cường cho Quảng Nam - Đà Nẵng chiến đấu, công tác trong suốt những năm chiến tranh gian khổ, ác liệt nhất, cùng quân và dân Quảng Nam - Đà Nẵng làm nên nhiều chiến công hiển hách. Ở hậu phương, nhiều phong trào thi đua yêu nước sôi nổi được dấy lên rộng khắp trên các vùng miền, các lĩnh vực và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh với tinh thần quyết tâm hăng say lao động sản xuất, công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu vì miền Nam ruột thịt, vì Quảng Nam kết nghĩa. Từ các phong trào “3 đảm đang”, “3 sẵn sàng”, chiến dịch “Ðiện Biên Thanh Hóa - Quảng Nam quyết thắng” đến các phong trào “Hòn đá chống Mỹ”, “3 giỏi”, “Mở đường mà tiến, đánh địch mà đi”, “4 đường ra, 3 đường vào”... Với những phong trào thi đua yêu nước sôi nổi rộng khắp ấy, trên địa bàn Thanh Hóa đã xuất hiện hàng trăm cánh đồng 5 tấn Thanh Hóa - Quảng Nam, hàng nghìn đồi cây, vườn cây Thanh Hóa - Quảng Nam và nhiều công trình thủy lợi Thanh Hóa - Quảng Nam, góp phần làm ra nhiều thóc gạo chi viện cho miền Nam, cho quân và dân Quảng Nam đánh Mỹ. Ðáp lại tình cảm của Ðảng bộ và nhân dân Thanh Hóa, quân và dân Quảng Nam đã chiến đấu ngoan cường, lập nhiều chiến công xuất sắc. Trong suốt những năm chiến tranh, lòng người Thanh Hóa - Quảng Nam ngày đêm luôn hướng về nhau; mỗi lá thư, mỗi bức điện, mỗi hạt gạo từ Thanh Hóa gửi vào và mỗi dòng chữ, mỗi tin chiến thắng từ Quảng Nam ra, đều chan chứa tình cảm, sâu nặng nghĩa tình, động viên, tiếp thêm sức mạnh cho đồng bào, chiến sĩ Quảng Nam - Thanh Hóa sát cánh bên nhau chiến đấu trung dũng, kiên cường, góp phần làm nên đại thắng Mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, thu non sông về một mối.

Sau ngày đất nước hòa bình, thống nhất, nghĩa tình giữa đảng bộ và nhân dân hai tỉnh Thanh Hóa – Quảng Nam đoàn kết keo sơn, thủy chung son sắt tiếp tục được nâng niu bồi đắp, luôn sát cánh bên nhau cùng chia sẻ những khó khăn, vượt qua thử thách, cùng chung vui những thành tựu phát triển, trao đổi những kinh nghiệm quý báu, động viên giúp đỡ nhau xây dựng quê hương giàu đẹp.

60 năm qua, đảng bộ và nhân dân hai tỉnh Thanh Hóa - Quảng Nam không ngừng phát huy truyền thống, tình đoàn kết gắn bó keo sơn, thủy chung son sắt; tiếp nối truyền thống tốt đẹp mà các thế hệ cha anh đã dầy công vun đắp. Năm tháng rồi sẽ qua đi, nhưng mối tình trong sáng, thủy chung son sắt Thanh Hóa – Quảng Nam sẽ luôn thắm thiết, mãi là niềm tự hào khắc sâu trong lòng mỗi người dân Thanh – Quảng anh hùng. Đó là tài sản vô giá, tiếp thêm niềm tin, sức mạnh để hai tỉnh vượt qua khó khăn, thử thách, hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, hùng cường.

Đức Anh


Đức Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]